Du lịch bụi ngày Tết
Không muốn ràng buộc bởi chương trình tham quan dày đặc khi đặt tour tại các đơn vị lữ hành, nhiều du khách đã chọn hình thức du lich
“bụi” trong dịp Tết. Các điểm đến như Đà Lạt, Nha Trang, miền Tây, Tây
Nguyên... luôn là ưu tiên hàng đầu trong lựa chọn của du khách.
Chị
Lý cho biết, từ thời sinh viên, chị đã thích đi đây đó, ngắm phong
cảnh, khám phá sinh hoạt của người dân. Nhưng túi tiền sinh viên eo hẹp
nên chị thường tranh thủ du lich bằng cách theo các bạn cùng phòng ở ký
túc xá về quê vào những dịp nghỉ lễ, nghỉ giữa khóa hoặc kết thúc năm
học... Khi thì Long An, Đồng Nai, lúc Vĩnh Long, Tây Ninh... Sau 4 năm
đại học, ngoài các tỉnh, thành lân cận TP. Hồ Chí Minh, chị đã đến 13
tỉnh, thành thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên.
Khi ra trường đi làm có tiền, chị càng có điều kiện đi nhiều hơn.
“Hầu
hết các thành viên cùng phòng còn độc thân lại cùng sở thích du lịch
nên tết này, cả nhóm đã lên kế hoạch khám phá vùng đất Tây Nguyên hùng
vĩ”, chị Lý nói. Cũng theo chị Lý, trong những chuyến đi thế này, xe máy
vẫn là phương tiện chủ yếu và năng động nhất. Ngay từ bây giờ, các phần
việc như: kiểm tra, bảo dưỡng xe máy, chia cặp, công tác tiền trạm,
liệt kê những vật dụng cần thiết, thu phí... đã được tiến hành sẵn sàng
cho ngày xuất phát.
Ông
Trần Văn Dung, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV lữ hành Vũng Tàu (VTTours)
nhận định, những năm gần đây, các thông tin về dịch vụ, nơi tham quan,
tư vấn trước chuyến du lich...
xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí, mạng internet. Không cần mua
tour qua các đơn vị lữ hành, nhiều người vẫn có thể tự tổ chức đi du
lịch đến nơi mong muốn, trong đó xu hướng du lịch “bụi” hoặc kết nhóm
trên các diễn đàn mạng rồi tổ chức đi “phượt” ngày càng nhiều. Ở một số
tỉnh, thành như: Nha Trang, Đà Lạt... đội ngũ thợ chụp ảnh thường kiêm
luôn vai trò của hướng dẫn viên du lịch. Họ am hiểu tường tận về lịch sử
địa phương, sẵn sàng tư vấn nơi tham quan, nhà nghỉ, các dịch vụ... dân
du lịch “bụi” có thể tìm hiểu thông tin qua họ mà chỉ tốn vài chục ngàn
đồng chụp ảnh.
Đi để học
Chị
Thùy, công tác tại Công ty Bay dịch vụ miền Nam cho biết, chị cũng
thường tranh thủ kỳ nghỉ phép đi du lịch. Chị kể, Tết năm 2011, chị khăn
gói về Cà Mau theo kiểu “ta balô”. Khởi hành từ Vũng Tàu, chị đón xe về
thẳng Cà Mau. Từ bến xe Cà Mau, qua một lần ngồi xe và một lần đò chị
đến huyện U Minh rồi vào nhà dân xin tá túc. 5 ngày ở Cà Mau, cùng ăn
uống, sinh hoạt, chuyện trò với người dân địa phương chị hiểu hơn về
tình cảm chân thành, sự hiếu khách của người nông dân Nam bộ. Khi ra về,
chị gửi họ chút tiền gọi là chi phí cho những ngày vừa qua nhưng nhất
định họ không nhận. Sau đó, chị chia nhỏ số tiền ra, rồi đi loanh quanh
trong xóm cho con cháu họ. “Tự tin, cởi mở, tinh tế hơn trong giao tiếp
và nhanh nhẹn hơn khi xử lý tình huống là những điều tôi học được trên
đường du lịch bụi”- chị Thùy nói.
Còn
Minh Hiền, sinh viên năm thứ 4 Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí
Minh chia sẻ, đi để thỏa mãn niềm đam mê khám phá những mảnh đất mà mình
chưa được đặt chân tới, đồng thời tình cảm bạn bè cũng trở nên gắn bó
hơn. Hiền kể, trong một lần theo người bạn dân tộc Ba Na về Kon Tum
chơi, Hiền may mắn được chứng kiến lễ hội cầu an của người Ba Na. “Các
nghi thức lạ lẫm, kỳ bí gây nhiều tò mò cho tôi, qua đó giúp tôi hiểu
hơn về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc anh em. Bên cạnh đó,
những chuyến đi còn là những kỷ niệm đẹp về một thời sinh viên, để một
lúc nào đó không phải nói rằng “ước gì cho thời gian trở lại”- Minh Hiền
tâm sự.
theo: baomoi.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét