Ôn lại kỷ niệm xưa của Tây tiến tại Hòa Bình
Vùng đất này mời gọi khách du lich với sự hùng vĩ của sông Đà, sự lãng mạn của Thung Nai, thơ mộng của Mai Châu và nhộn nhịp của bản Lác.
Địa điểm tham quan
Nhắc
đến Hòa Bình, khách du lịch nghĩ ngay vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa
lãng mạn thanh bình trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay vẻ dữ
dội, hào hùng của sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân. Và cũng chỉ trong các tác phẩm này, vẻ đẹp của các địa danh này
được thể hiện trọn vẹn nhất, sinh động nhất
Điểm du lich
đầu tiên nổi bật của Hòa Binh là Mai Châu trong câu thơ “Mai Châu mùa
em thơm nếp xôi”. Địa danh này sở hữu vẻ đẹp thanh bình của bức tranh
phong cảnh miền núi nên thơ và hiền hòa. Đến Mai Châu, bạn cũng sẽ được
hòa mình trong những tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường,
đêm hội xòe của bản Lác; thưởng thức những món ăn mang đậm đà bản sắc
dân tộc, ngây ngất trong men say rượu cần; trải nghiệm cảm giác gian khó
trong hành trình chinh phục hang Dơi, để rồi vỡ òa khi nhìn thấy bức
tranh toàn thung lũng Mai Châu. Bên cạnh đó, trên đường về, bạn có thể
ghé thủy điện Hòa Bình ghi lại những shoot hình ấn tượng hay viếng tượng
đài Bác Hồ.
Lưu
ý nhỏ khi đến Thung Nai để không bị "chặt chém", bạn có thể liên lạc
với số điện thoại của bác Tuy, một trong những người là dịch vụ để thuê
trọn gọi dịch vụ tham quan các đảo, các hang, ăn uống, nghỉ ngơi với giá
rẻ tại đây. (Số điện thoại: 01668862663). Ngoài việc khám phá đảo Dừa
vào ban ngày, bạn cũng có thể qua đêm, đốt lửa trại với mức giá tương
đối bình dân.
Hòa
Bình cũng có động Đá Bạc với hàng trăm khối thạch nhũ nhiều hình dạng
buông mình từ trên cao. Những khối thạch nhũ ấy kết hợp với bóng đèn
nhiều màu sắc, tạo nên một bức tranh vừa mạnh mẽ vừa duyên dáng. Sau khi
khám phá toàn bộ vẻ đẹp của động Đá Bạc, suối nước nóng Kim Bôi với
những mạch nước ngầm nhiều khoáng chất vừa tốt cho thư giãn vừa tốt cho
sức khỏe sẽ là điểm dừng chân lý tưởng tiếp theo.
Ngoài
ra, bạn còn có thể vùng vẫy ở những bãi tắm đẹp bên hồ sông Đà. Tham
quan các công trình thế kỷ dọc con sông, khám phá thời tiền sử của con
người qua các di khảo cổ, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của
sông Đà hay ngắm đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ.
Di chuyển
Phần
di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Hà Nội. Các bạn ở các
tỉnh miền Trung, miền Nam chịu khó lấy đây là điểm trung gian cho chuyến
đi. Các bạn ở các tỉnh phía Bắc tham khảo tại các bến xe của tỉnh có
chuyến đến Hòa Bình hay không.
Bằng phương tiện công cộng
Các
bạn có thể đăng ký vé khứ hồi giữa Hà Nội – Hòa Bình ở các hãng xe được
dân du lịch bụi đánh giá khá tốt như xe Tuấn Dũng, Hoàng Thao (2 xe này
đi Mai Châu), xe Mạnh Hùng (tuyến Hà Nội - Yên Thủy). Cả 3 hãng xe này
đều xuất phát từ bến xe Mỹ Đình.
Đến nơi thì thuê xe ôm, xe máy, đò hay bắt taxi khám phá các điểm.
Bằng phương tiện cá nhân
Thành phố Hòa Bình cách Hà Nội 73km theo quốc lộ 6. Khoảng cách khá ngắn cho một chuyến phượt bằng xe máy hay xe ô tô.
Lưu
ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo giấy tờ đầy đủ,
chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ. Trang bị thêm
mắt kính, khẩu trang bao tay và điện thoại có chức năng google map để
tiện di chuyển.
Đến vào mùa nào?
Là
một tỉnh vùng núi, mỗi thời điểm trong năm Hòa Bình lại có vẻ đẹp khác
nhau nên đến vào thời gian nào cũng đẹp. Song đẹp nhất là vào mùa xuân,
khi các triền núi rực rỡ dưới vẻ đẹp của hàng trăm loài hoa dại.
Khach san, nhà nghỉ
Khu
vực trung tâm Hòa Bình gồm các tuyến đường Chi Lăng, Cù Chính Lan, Trần
Hưng Đạo... các bạn có thể căn cứ vào đó hay vào lịch trình của mình mà
thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.
Một
số nhà nghỉ, khách sạn có mức giá có thể chấp nhận với dân du lịch bụi
mà bạn có thể tham khảo là khách sạn Đà Giang, nhà nghỉ Mai Châu (giá từ
80.000 – 200.000 đồng).
Ngoài ra, bạn có thể ngủ trên nhà sàn ở đảo Dừa (Thung Nai) hay nhà sàn của người Mường tại bản Lác (Mai Châu).
Đặc sản Hòa Bình
Ngoài
rượu cần là món uống tại chỗ cũng được mang về cũng xong, các món đặc
sản khác của Hòa Bình đều là những món ăn tại chỗ như lợn thui luộc (sau
khi thui rơm, xả thịt ra luộc, thịt còn nóng cho lên lá chuối tươi để
quyện mùi. Món thịt này chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ),
thịt lợn muối chua (với thính và lá rừng), măng chua nấu thịt gà, chả
cuốn lá bưởi (thịt nướng lá bưởi), cá nướng đồ, thịt trâu nấu lá lồm,
cơm lam, xôi các màu, măng đắng, rau rừng đồ, canh Loóng (được nấu từ
nước luộc thịt với cây chuối rừng thái mỏng), nước chấm ớt (ớt nướng giã
với củ kiệu, sau đó lấy đầu gà, tiết gà, ruột gà giã tiếp cho nhuyễn
rồi trộn với ít rau thơm thái nhỏ thành món nước chấm ớt), bánh dầy Tết
Môn...
Mang gì khi đến Hòa Bình?
Mang quần áo, giày dép bạn yêu thích nhưng nếu di chuyển nhiều thì nên diện quần áo gọn gàng, giày dép trệt.
Mang theo dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
Mang theo áo khoác mỏng đề phòng không khí lạnh ở miền núi.
Nếu thích cắm trại nhớ mang theo lều, mền hay áo khoác.
Mang theo tiền mặt vì có ít ATM.
Nguồn : Bưu điện Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét