Nhãn

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Bạn có biết: Tết Trung thu ở một số nước châu Á?

Bạn có biết: Tết Trung thu ở một số nước châu Á?

Trung Quốc:
Rằm tháng tám hay rằm Trung thu là một trong những lễ hội được tổ chức lớn nhất ở Trung Quốc. Người xưa cho rằng đó là ngày mà mặt trăng đạt tới độ sáng nhất và tròn nhất.
Rằm tháng tám hay được gọi là lễ hội của phụ nữ. Mặt trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và sự duyên dáng. Trong khi người phương Tây thờ Mặt trời biểu trưng cho sức mạnh thì người phương Đông lại ngưỡng mộ Mặt trăng.
Mặt trăng tượng trưng cho đức hạnh của người phụ nữ và đồng thời còn là một người bạn đáng tin cậy. Người Trung Quốc thường đặt tên cho con gái là Nguyệt với mong ước chúng sẽ đáng yêu và xinh đẹp như trăng vậy.
http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0914/tettrungthu.jpg
Ở Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết về chị Hằng. Nếu nhìn lên Mặt trăng đúng ngày rằm Trung thu, trẻ con sẽ nhìn thấy được chị Hằng, và khi đó nếu có ước nguyện sẽ được toại nguyện.
Người Trung Hoa tổ chức lễ mừng trăng vào đêm rằm tháng 8. Đêm ấy, họ bầy tiệc cùng ông bà, cha mẹ và quây quần ăn bánh trung thu. Sau đó, trẻ em và người lớn dự những cuộc vui chơi như múa lân, rước đèn cá chép hay đèn kéo quân.
Nhật Bản:
Mỗi năm nước Nhật có hai hội thưởng trăng (theo Âm lịch). Hội đầu là ZYUYOGA, gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" (có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu), kế đến là hội ZYUSANYA nhằm ngày 13 tháng 10.
Theo tục lệ, hễ ai đã dự hội trăng đầu thì cũng phải dự hội thưởng trăng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo
http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0914/tettrungthu1.jpg
Bánh trung thu Nhật Bản
Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMOURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước.
Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm ZYUYOGA, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà. Mâm cỗ ngắm trăng gồm: bánh nhân táo, dưa hấu, hạt dẻ và các loại hoa quả khác được bày trên một bệ đứng hoặc bàn, đặt ở ngoài hiên nhà hoặc gần cửa sổ.
Người Nhật Bản cho rằng có Thỏ Ngọc sinh sống trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh bao.
Hàn Quốc:
Chusok hay còn gọi là Lễ tạ ơn được tổ chức vào ngày rằm tháng tám là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc.
Lễ hội diễn ra suốt vụ mùa, vì thế đây là dịp để người dân lễ tạ tổ tiên – người đã mang lại cho họ lúa gạo và quả ngọt.
http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0914/tettrungthu2.jpg
Lễ hội được tổ chức từ đêm trước ngày rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15/8 âm lịch. Trong dịp này, người Hàn Quốc luôn dành 3 ngày nghỉ để quây quần bên gia đình và bè bạn. Mọi người cùng nhau thưởng thức món bánh "Songphyun".
Thứ bánh đặc biệt này được làm từ gạo, đậu xanh, vừng và hạt dẻ. Sau đó, cả gia đình đi thăm mồ mả của tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng, họ cúng gạo và hoa quả. Buổi tối, trẻ em mặc Hanbok (một loại trang phục truyền thống của Hàn Quốc) và cùng nhảy múa dưới ánh trăng.
Còn Tết Trung Thu ở Việt Nam thì sao?
Ở Việt Nam, trong một năm có 4 cái tết chính, mỗi tết lại ứng với một mùa, một tiết và mang một ý nghĩa nhất định.
Tết trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là: Tết đầu xuân (Tết nguyên đán), tết giữa thu (Tết trung thu), đệm giữa là tết vào hè (Tết đoan ngọ) và tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10)
Theo phong tuc người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.
Người lớn thì uống chè, gặp bạn hiền và thưởng trăng. Nhiều nơi hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và phá cỗ trung thu. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0914/tettrungthu3.jpg
Đây còn được coi là ngày tết của trẻ em, gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước… rồi bánh nướng, bánh dẻo.
Ngoài ra, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em rất phong phú, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy và đèn ông sao.
Để biết thêm không khí Trung thu, nếu ở Hà Nội, bạn thử loanh quanh trên phố Hàng Mã những ngày này, đặc biệt là dịp cận Trung thu sẽ thấy rất tuyệt: Người nô nức, tiếng động vui tai, phấn chấn và đặc biệt là thoả sức ngắm nhìn, mua sắm, chọn đồ trung Thu.
Nếu ở Tp HCM, bạn nhớ rẽ qua khu phố đèn lồng ở trung tâm quận 5 nhé!
http://img.tapchiamthuc.vn/2010/amthuc/0914/tettrungthu4.jpg
Bé náo nức ngóng Trung thu
Banh trung thu nhahangaihue.com (Cong ty du lich cholontourist)
Theo món ngon

Châu Á rộn ràng trong Tết Trung Thu

Châu Á rộn ràng trong Tết Trung Thu
Rộn ràng với tiếng kèn, tiếng trống, nhịp nhàng trong điệu múa lân, múa sư tử hòa giữa ánh đèn lấp lánh của đèn lồng, đèn ông sao là những gì diễn ra trong đêm Trung thu ở các nước châu Á.
Tết Trung Thu (15 – 8 âm lịch) diễn ra hàng năm ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore.. Trong ngày này, các em nhỏ rộn ràng trong những đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đèn kéo quân… và không thể thiếu món bánh nướng, bánh dẻo, hai loại bánh đặc trưng của ngày tết Trung Thu.
Cùng xem lại những hoạt động của đêm Trung Thu ở một số nước châu Á:
Đường phố và các trung tâm vui chơi ở Hồng Kông, Trung Quốc tràn đầy ánh đèn mừng đêm Trung Thu
Đường phố và các trung tâm vui chơi ở Hồng Kông, Trung Quốc tràn đầy ánh đèn mừng đêm Trung Thu.
Không khí đêm Trung Thu tại một gia đình Hàn Quốc. Trong ảnh, các thành viên trong một gia đình ở Hàn Quốc đang thưởng thức các món ăn truyền thống nhân dịp Trung Thu
Không khí đêm Trung Thu tại một gia đình Hàn Quốc. Trong ảnh, các thành viên trong một gia đình ở Hàn Quốc đang thưởng thức các món ăn truyền thống nhân dịp Trung Thu.
Đèn lồng hay đèn của những hình con vật khác nhau được trưng bày khắp các đường phố Malaysia
Đèn lồng hay đèn của những hình con vật khác nhau được trưng bày khắp các đường phố Malaysia.
Hình nộm những chú Thỏ Ngọc bày bán ở Bắc Kinh, Trung QUốc
Hình nộm những chú Thỏ Ngọc bày bán ở Bắc Kinh, Trung QUốc.
Những bức tượng bằng đất sét có mặt trong ngày rằm tháng tháng tại một ngôi chùa ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại đây, vào ngày rằm Trung Thu, nhiều đồ vật bằng đất được bày bán rất nhiều
Những bức tượng bằng đất sét có mặt trong ngày rằm tháng tháng tại một ngôi chùa ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại đây, vào ngày rằm Trung Thu, nhiều đồ vật bằng đất được bày bán rất nhiều.
Những du khách nước ngoài cũng vui mừng hòa trong không khí tết trung thu của các em thiếu nhi Châu Á
Những du khách nước ngoài cũng vui mừng hòa trong không khí tết trung thu của các em thiếu nhi Châu Á.
Chiếc đèn lồng khổng lồ có bảy tầng được trưng bày ở Hồng Kông (Trung Quốc
Chiếc đèn lồng khổng lồ có bảy tầng được trưng bày ở Hồng Kông (Trung Quốc.
Các hoạt động mừng trung thu 2012 bắt đầu rộn ràng trong nhiều ngày qua tại công viên Chiến thắng của Hồng Kông. Những chiếc đèn lồng, những hình nộm xuất hiện khắp công viên
Các hoạt động mừng trung thu 2012 bắt đầu rộn ràng trong nhiều ngày qua tại công viên Chiến thắng của Hồng Kông. Những chiếc đèn lồng, những hình nộm xuất hiện khắp công viên.
Đèn lồng rực rỡ ở khắp nơi thu hút sự chú ý của khách du lịch
Đèn lồng rực rỡ ở khắp nơi thu hút sự chú ý của khách du lịch.
Không những các em nhỏ mà người lớn cũng hòa mình vào không khí của đêm Trung Thu
Không những các em nhỏ mà người lớn cũng hòa mình vào không khí của đêm Trung Thu.
Đèn lồng thắp sáng bên dòng sông ở Hồng Kông
Đèn lồng thắp sáng bên dòng sông ở Hồng Kông.
Lung linh chiếc đèn lồng bảy tầng in bóng xuống dòng nước ở Hồng Kông
Lung linh chiếc đèn lồng bảy tầng in bóng xuống dòng nước ở Hồng Kông.
Ánh trăng tròn trong đêm rằm tháng tám
Ánh trăng tròn trong đêm rằm tháng tám.
Du khách bước đi dưới một con phố treo đầy đèn lồng ở Trung Quốc
Du khách bước đi dưới một con phố treo đầy đèn lồng ở Trung Quốc.
Tết Trung Thu thực sự là đêm hội tuyệt vời nhất đối với các em nhỏ châu Á
Tết Trung Thu có lẽ là đêm hội tuyệt vời nhất đối với các em nhỏ châu Á.
Banh trung thu nhahangaihue.com (Cong ty du lich cholontourist)
Theo: tienphong.vn

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Cách làm bánh dẻo


Cách làm bánh dẻo

–Vật Liệu–
 Vỏ bánh  Nhân bánh (Đậu xanh ) Nhân bánh (Nhân thập cẩm)
* 600gr bột nếp rang
* 1kg đường trắng
* 500 gr nước hay ½ lít
* 500gr đậu xanh nấu chín xay nhuyễn
* 350gr đường
* 250gr dầu ăn
* 70gr bột bánh d ẻo
* 200gr hột điều rang vàng đập vỡ
*50 gr hột dưa đã tách vỏ rang vàng
*10gr mè trắng rang vàng
*150gr mức bí trần (loại sợi nhỏ nhuyễn)
*150 gr mức hột sen trần
*4-5 muỗng canh nước đường
(loại dùng để làm bánh dẻo)
bột bánh dẻo
o0o^ Cách làm Vỏ bánh ^o0o
Nước hoà với đường đun sôi đều, nhìn mặt đường sánh dùng đũa nhúng vào đường để thử xem đường tới chưa? lấy một chén nước lạnh, nhỏ đường vào chén thấy giọt đường không bị tan chảy ra là đường vừa tới, Bắc xuống để nguội. Kinh nghiệm làm bánh dẻo và nướng nước đường nấu xong cất vào hũ đậy kỹ để càng lâu bánh càng ngon. Trong tiệm họ thắng đường năm nay để dành đến sang năm mới làm. Đường sau khi thắng sẽ còn đúng 1kg200.
Nếu làm ở nhà khuấy bằng tay ta sẽ trộn từ từ bột vào đường, cần sự kiên nhẫn trong giai đoạn đầu trộn bột. Làm lần đầu đề nghị Cân 120gr nước đường và 60 gr bột, dùng một cái thố bằng thủy tinh và một đũa trộn bằng gỗ có bảng to , một tay khuấy nước đường một tay rắc bột thật nhẹ và đều, dần dần khi bột hoà vào đường đều rồi bạn sẽ thấy nặng tay, đến lúc trộn xong hết bột vét hết bột ra bàn đã có rải bột khô để đợi bột nở hết trong khi khuấy phần mới.
Nhớ cho khoảng 3 giọt nước hoa bưởi vào nước đường trước khi trộn bột.
Nếu bạn có máy đánh trứng loại có chân đứng, công suất mạnh, bạn có thể dùng để đỡ bị mỏi tay .
Nếu chỉ làm bánh dẻo không thì lăn bột dài khoảng bằng ngón tay, cắt khúc khoảng 5cm xếp liên tiếp 10 khúc và gói vào giấy bóng kính .
Ở chợ bây giờ có đủ khuôn heo mẹ, heo con bạn mua và đóng bột vào khuôn, giai đoạn này rất vui. nhớ rắc bột khô vào khuôn trước khi đóng bánh.
o0o^ Cách làm nhân bánh đậu xanh ^o0o
Đậu xanh trộn với đường khuấy trên bếp cho dầu ăn vào, sau cùng là bột bánh dẻo. Có người cho thêm mức sen, mức bí, mè.
o0o^ Cách làm nhân thập cẩm ^o0o
Trộn tất cả các loại hột vào với nhau, dùng đường và bột bánh dẻo hoà vào cho tất cả dính vào nhau .
Một cân bánh gồm có 4 cái , ta cân 120 gr bột đã trộn với đường, và 50 gr nhân (đậu xanh hay thập cẩm). bột cán vưà đủ để đặt nhân vào, túm gói kỹ, rắc bột vào khuôn, để phần láng của cục bột vào khuôn, dùng tay ấn nhẹ bột vào 4 góc, đập khuôn ở 2 cạnh, sau cùng đập thật mạnh lấy bánh ra.
Không có hy vọng qua chữ viết mà các bạn có thể thực hành được bánh này, nhưng là một ghi chú lại để làm tài liệu, nhiều khi nhớ không khí ngày xưa cả nhà quây quần làm bánh dẻo, bánh nướng, lấy khuôn bánh ra ngắm nghía nâng niu rồi lại gói cất đi . Còn đâu lò bột bánh dẻo của Bác Thu ở đường Phan Thanh Giản, còn đâu lò bột bác Nghĩa với nước cất hoa bưởi không đâu sánh được. Lại còn khuôn bánh, phải do ông Hoà Xóm Mới khắc thì cánh hoa mới ra cánh hoa , bánh không bị dính vào khuôn.
Image
Ảnh sưu tầm
Làm sao vẽ ra được cái khuôn làm bánh dẻo bánh nướng nhỉ. Các bạn tưởng tượng một thỏi gỗ bề ngang 1 cm , dài 30 cm, dầy vừa đúng chiều cao của bánh 5 cm. Trong thỏi gỗ này chiếc khuôn bánh nằm xinh xắn vuông vức 8X8 cm, người thợ khắc khuôn chừa khoảng 8cm trên đầu của khuôn để mình có chỗ đập bánh ra khỏi khuôn, phần còn lại họ thửa thành tay cầm. Hình khắc trong khuôn là cả một nghệ thuật , từ chữ vạn , chữ thọ đến hình qủa đào, hoa cúc Khuôn bánh dẻo hình khắc sâu hơn, khuôn bánh nướng hình nông đủ để sau khi nướng những hoa văn còn trông thấy, hình rồng phụng thường dùng cho bánh nướng.
Cách làm bột nếp rang cho bánh dẻo cũng không kém công phu, nếp phải chọn loại nếp ngon, rang thế nào để sau khi xay mịn bột vẫn trắng tinh, lần nào nếp bị rang qúa tay lần ấy bánh có màu vàng không đẹp. Bây giờ công nghệ đã thay thế hết những nghệ nhân ngày xưa? ta buồn hay vui? ? ?
Theo: vatgia.com

Cách làm lồng đèn trung thu con heo ủn ỉn


Cách làm lồng đèn trung thu con heo ủn ỉn

Trung thu gần đến rồi, chúng mình cùng làm những lồng đèn nhỏ nhỏ xinh xinh đốt đèn đi chơi Trung thu. Không mất quá nhiều thời gian, bạn cũng có thể làm được những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu, ánh nến cho đêm trung thu đấy nhé.
Chuẩn bị:
- Giấy carton màu hồng.
- Giấy thủ công hồng đậm.
- Bút dạ quang hồng.
- Ống hút nhún.
- Keo, kéo, thước kẻ, bút chì, com-pa.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-1.jp
Cắt 6 hình tròn có bán kính 10cm.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-2.jp
Dùng bút chì, thước kẻ vẽ 2 đường vuông góc qua tâm các hình tròn để đánh dấu 4 điểm cần đính lại.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-3.jp
Cắt khoét một hình tròn chừa lại 3 cm.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-4.jp
Lấy một hình tròn làm đáy, dùng kim bấm, đính vòng tròn khác vào hình tròn đáy tại điểm đã đánh dấu.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-5.jp
Tiếp tục đính 3 hình tròn nữa vào hình tròn đáy.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-6.jp
 Bấm các hình tròn đứng lại với nhau, tạo thành một cái lồng.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-7.jp
 Đính vòng tròn đã khoét vào bên trên.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-8.jp
 Cắt vẽ 2 lỗ tai.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-9.jp
Cắt vẽ mũi.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-10.j
Cắt vẽ đôi mắt.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-11.j
Dán vào một mặt bên của lồng. Dùng giấy thủ công tạo thành một cái nơ thật xinh
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-12.j
Mặt đối diện gắn vào một cái ống hút đã uốn cong để làm đuôi.
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo-13.j
Đốt nến lên nào!
lam-long-den-trung-thu-hinh-con-heo.jpg
Banh trung thu nhahangaihue.com
Theo: dinhduong.com.vn

Chú ý khi đi du lịch Thái Lan


Chú ý khi đi du lịch Thái Lan

Hàng năm có hàng trăm ngàn khách du lich tới Thái Lan. "Lạ nước lạ cái" ở nơi đất khách quê người, các bạn cũng nên bỏ túi cho mình một số điều cần biết về Thái Lan, nơi mình sắp đến để khỏi bỡ ngỡ.

1. Khí hậu

Thời tiết ở Thái Lan tương đương Việt Nam. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau là thời gian du lịch thích hợp nhất ở Tháo LAn vì thời tiết ít mưa lại không nắng. Du lịch ở miền Nam đẹp nhất là từ tháng 3-5, miền Bắc từ tháng 11 - tháng 2. Khách du lich đến Thái Lan đông nhất vào tháng 12 và tháng 8, ít đến tháng 5, 6, 9.

2.Quy định hải quan

Du khách khi đến sân bay quốc tế Bangkok phải viết vào tờ khai về lượng ngoại tệ mang theo, những người vi phạm bị bắt và sẽ bị khởi tố. Khi xuất nhập cảnh không được mang quá 50.000 Bạt (tiền Thái), không được mang những đồ vật đánh cắp khi nhập cảnh, kể cả những đồ vật được phép mang vào Thái Lan nhưng cũng phải có giới hạn.
Nghiêm cấm mang theo ma túy hoặc các loại thuốc gây nghiện, văn hóa phẩm đồi trụy. Người nhập cảnh vào Thái Lan chỉ được phép mang 1 lít rượu, 200 điếu thuốc lá, 5 cuộn phim để chụp ảnh và ba cuộn băng ghi hình. Ngoài ra, hải quan Thái Lan còn quy định người nhập cảnh không được mang theo động thực vật quý hiếm.
Hàng hóa Thái Lan rất phong phú, mua sắm chủ yếu trong các siêu thị như Robinson, Pici ở Bangkok. Lưu ý các mặt hàng cùng chủng loại có tổng giá trị dưới 300 USD thì được miễn thuế (trị giá hàng hóa do hải quan Việt Nam quy định). Riêng các loại băng hình khi mang về sẽ bị tạm giữ để kiểm tra văn hóa.
Đối với những du khách khi mang cổ vật là tượng Phật ra khỏi Thái Lan phải có giấy phép của ban quản lí nghệ thuật quốc gia Thái Lan.
Trên đường chuyển hành lí vào sân bay có một trạm điện thoại miễn phí dùng để liên lạc nhanh với ban quản lí sân bay khi có tình huống bất trắc xảy ra.

3.Giao thông

Từ Bangkok đều có các đường bay đến các thành phố lớn của Thái Lan, giao thông ở đây chất lượng không cao, giá rẻ. Phương tiện giao thông chủ yếu giữa các thành phố của Thái Lan chủ yếu là taxi đường dài. Tuktuk, sỏng thẻo (giống xe lam ở Việt Nam) khi đi phải trả giá, nên đi nhiều người chung xe để tránh lạc đường, trường hợp bị lạc thì đưa địa chỉ khách sạn mình ở để tài xế đưa về.

4. Tiền tệ(đồng Bath(B))

Mua bán ở Thái Lan tất cả phải trả bằng Bath, người bán không được nhận USD. Tờ 50, 100 USD đổi được giá cao hơn tờ 1, 2, 5, 10 USD. Ngân hàng Thái Lan không đổi tiền Thái Lan có seri năm 1995. Không nên đổi tiền tại khách sạn vì giá thấp. Khi đổi tiền nên lấy tiền lẻ để dễ dàng trong việc chi tiêu. Nên kiểm tra kỹ tiền trước khi rời khỏi quầy.

5. Phong tục tập quán

- Lễ tết: Ngày hội lớn nhất của Thái Lan là ngày hội “té nước’’ và cũng là năm mới(theo lịch của Thái Lan) (từ ngày 12-15/4) ngoài ra còn có lễ phóng sinh (tháng 2), lễ vạn Phật (15/3).
- Phật giáo: Thái Lan được gọi là đất nước của đạo Phật. Hơn 700 năm qua, đạo Phật luôn đươc coi là quốc đạo ở Thái Lan. Dưới thời đại của Sukhotai, một vị vua đã xuất giá đi tu và đây cũng trở thành truyền thống lịch sử của Thái Lan . Con trai Thái Lan khi ngoài 20 tuổi phải đi tu từ 5 ngày đến 3 tháng. Kể cả quốc vương cũng không ngoại lệ. Nhà thờ đều thờ tượng Phật, trong các trường học đều có môn học Phật giáo. Các kỳ quan kiến trúc chủ yếu là đền chùa thờ Phật, các tác phẩm điêu khắc độc đáo chủ yếu là tượng Phật, Cả bốn triều đại cuả Thái Lan đều ra sức xây dựng chùa chiền... tâm tư, nguyện vọng của họ đều được phản ánh qua các công trình kiến trúc tôn giáo và các tác phẩm điêu khắc.
- Tập quán: Người Thái Lan có thói quen chắp hai tay trước ngực, không cần phải bắt tay chào hỏi hoặc chào tạm biệt. Thường trước họ tên của mỗi người đều thêm chữ Khum để biểu thị sự tôn kính. Người Thái Lan rất kỵ chĩa mũi bàn chân vào người khác, xoa đầu hoặc chạm vào tay người khác đều bị coi là không có ý tốtNgười Thái cho rằng tay là cao quý, tay trái không trong sạch cho nên khi tặng vật kỉ niệm cho người khác, người Thái Lan đều dùng tay phải để biểu thị sự tôn trọng. con gái phải nhờ con trai dâng lễ vật cho tăng lữ.
Thái Lan là điểm tham quan mở rộng, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mọi thứ, từ những thành phố nhộn nhịp như Bangkok cho đến những bãi biển tuyệt đẹp ở Phuket, các đền đài và cung điện trên khắp đất nước. Với dân số 60 triệu người, đất nước Thái Lan nổi tiếng với những nụ cười thân thiện và cung cách phục vụ niềm nở.

6. một số điểm đến thú vị

Thái Lan là một trong những địa điểm du lịch - nghỉ mát giá rẻ nổi tiếng nhất thế giới. Con người hòa nhã, thức ăn ngon, có nền văn hóa phong phú, các công trình kiến trúc cổ, và đặc biệt với những bãi biển nhiệt đới đã thu hút khách du lich thai lan đến với đất nước này ngày một nhiều hơn.

Ngôi đền Wat Arun tại thủ đô Bangkok. Ảnh nikdaum.com
Thái Lan có rất nhiều đền thờ Phật giáo mà khách du lịch có thể ghé thăm và tìm hiểu về tôn giáo đã trở thành Quốc giáo ở đất nước này. Đối với Bangkok, đó là thủ đô của đất nước, nơi có những đền thờ quan trọng. Một trong những đền thờ quan trọng nhất là đền Phra Kaew Morakot (tiếng anh: Emerald Buddha- Đền có tượng Phật màu xanh ngọc). Tất cả các vấn đề quan trọng về gia đình Hoàng gia và quốc gia sẽ được tổ chức bên trong ngôi đền này. Một ngôi đền khác là Wat Arun xây dựng trong thế kỷ 17, có kiến trúc rất đẹp, được trang trí bởi hàng triệu mảnh men sứ. Còn nhiều đền thờ khác trên khắp Thái Lan, mỗi đền thờ đều có những câu chuyện tuyệt vời và không kém phần huyền bí về lịch sử hình thành của mình.
Đến Bangkok: khách du lich thai lan sẽ có dịp theo dõi những trận đấu trực tiếp của môn thể thao Muay Thái được tổ chức mỗi tuần, môn thể thao này đã trở nên phổ biến khắp thế giới. Bangkok có hai nhà thi đấu lớn dành cho các võ sĩ Muay Thái, hầu như các võ sĩ tên tuổi nhất đều tập trung ở đây. Có nhiều trường dạy Muay Thái, và để tìm một lớp học không phải là việc quá khó khăn.
Hình ảnh
Một trận đấu Muay Thái. Ảnh daylife.com
Thái Lan có rất nhiều những bãi biển đẹp, khách du lịch có thể bơi lội, lặn với bình dưỡng khí hoặc ống thông hơi, hoặc phơi mình trên những bãi biển và thư giãn. Những hòn đảo ở Thái Lan đã được họ xây dựng thành những tổ hợp nghỉ mát nổi tiếng như: Samui và Phuket.
Samui: nằm về phía Đông của tỉnh Surat Thani (Trong vịnh Thái Lan), với diện tích 228,7km2 và dân số hơn 50 nghìn người. Trong những năm 1970 hòn đảo này còn rất hoang vắng. Những năm sau đó chỉ có một vài ngôi nhà gỗ một tầng được dựng lên và một ít khách du lịch ghé thăm. Vào đầu những năm 1990 tàu thuyền của khách du lịch bắt đầu kéo đến và từ đó hòn đảo trở nên tấp nập hơn. Samui hiện nay là hòn đảo thu hút số lượng khách du lịch đứng thứ hai sau Phuket. Samui là một ốc đảo của vẻ đẹp tự nhiên, với những bãi biển cát trắng, những dải san hồ tuyệt đẹp, những thác nước như tranh vẽ và những cây dừa vươn cao trong nắng...
Hình ảnh
Một góc biển Samui. Ảnh blogspot.com
Phuket: là hòn đảo lớn nhất Thái Lan, nằm ở bờ phía Tây của Thái Lan trong biển Ấn Độ Dương, có diện tích gần bằng diện tích của quốc đảo Singapore. Hòn đảo này liên kết với lục địa Thái Lan qua một chiếc cầu nối có tên là Krasattri. Từ thập kỷ 1980 các bãi biển trên bờ biển phía Tây của Phuket đã được phát triển thành trung tâm du lịch, với các trung tâm như Patong, Karon và Kata. Trận sóng thần năm 2004 tràn qua nơi đây đã làm cho tất cả các công trình du lịch bị hư hại. Phuket đang trong quá trình đô thị hóa, với nhiều khach san, nhà ở được xây mới. Có hàng ngàn người nước ngoài đang sống ở đây. Phuket thu hút bởi những bãi biển đẹp quanh năm ấm áp và những dịch vụ giải trí đi kèm hấp dẫn. Hầu hết các địa điểm vui chơi đều đóng cửa rất muộn, thậm chí mở cửa tới sáng.
Hình ảnh
Một Resost tại Phuket. Ảnh flickr.com
Du lịch bụi tại Pattaya - Thái Lan: ngày càng trở nên gần gũi với những du khách Việt. Hãy lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm rất chân thành từ Peter Dickinson trên tạp chí du lich nổi tiếng Lonely Planet.
Vì một vài lý do mà Pattaya thường không xuất hiện trên lộ trình của những người mê du lịch bụi. Họ có thể từ khắp nơi đến Bangkok, rồi tới Chiang Mai ở phía Bắc hay Phuket ở phía Nam, thậm chí họ cũng bỏ qua Pattaya khi đi theo đường biên giới để đi vào Campuchia. Một địa điểm du lịch bụi nổi tiếng khác là đảo Koh Chang cũng khiến Pattaya bị “lãng quên” trên cả lượt đi và lượt về. Có một điều đáng buồn là Pattaya chỉ được nhắc tới trong một bài viết sơ sài, thiếu tích cực trên Lonely Planet – và tôi nghĩ đó chính là lý do.
Có một sự thật là...
Tôi cảm thấy thật đáng tiếc vì dân bụi bỏ qua Pattaya chỉ vì một cuốn sách hướng dẫn. Đối với những bạn trẻ khi đi du lịch tại Bangkok, điểm đến nổi tiếng nhất là khu Khao San. Nhưng Pattaya còn rộng lớn và tuyệt hơn gấp trăm lần: sôi động hơn, an toàn hơn, vui hơn và quan trọng là mọi thứ rẻ hơn ở Bangkok.
Tới Pattaya sau khi xuống máy bay
Lộ trình của bạn sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thời gian mà bạn xuống máy bay. Nhưng dù đến nơi vào thời điểm nào thì bạn vẫn phải nhớ chọn đi taxi giá rẻ. Hãy xuống khu vực Level 1, tới cửa số 8 - ở đây bạn có thể mua vé xe bus chỉ với 106 Baht – thực sự rất rẻ.
Sẽ có một bảng hiển thị thời gian xe bus chuyển bánh, và chuyến cuối cùng (hiện nay) là trước 6h tối. Thời gian không hoàn toàn chính xác, nhưng xe bus sẽ luôn đến đúng giờ. Hành trình tới Pattaya sẽ mất khoảng 2 tiếng, và trong lúc đó bạn sẽ được phát 1 chiếc bánh Taro bun (một loại bánh khoai môn) và cả nước uống để ăn nhẹ.
du lich thai lan
Hãy xuống xe ở điểm dừng “Pattaya Klang”, tại đó sẽ có một chiếc xe Songthaew chờ sẵn. Bạn có thể thuê xe máy hoặc mất khoảng 20 đến 30 phút để băng qua đường cao tốc rồi tiếp tục đi bộ vào trung tâm. Đi như vậy, hẳn là sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bắt xe Songthaew. Bởi bạn sẽ mất khoảng 100 Baht/người cho lái xe. Và đó rõ ràng là là một mức giá không hề dễ chịu chút nào. Nhưng đổi lại, đi xe Songthaew sẽ hạn chế được nguy hiểm. Và có một lời khuyên dành cho bạn là: Đừng bao giờ trả cao hơn giá đó.
Tiếp đó hãy hỏi đường đến Soi Honey – một khu phố có vẻ hơi lộn xộn nhưng con người ở đó lại rất thân thiện. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc chọn lựa một vài nhà nghỉ, khach san ở trên phố, hãy vào một quán bar bất kỳ, mua cho bạn và nữ tiếp viên mỗi người 1 chai bia. Những cô gái ấy sống trên phố này và biết ở đâu có phòng rẻ, hoặc là quen ai khác biết việc đó. Hãy kết bạn với 1 cô tiếp viên, bởi họ biết cách để sống tiết kiệm!
Nghỉ chân tại Pattaya
Ở Pattaya có cả trăm khách sạn lớn đắt tiền phục vụ hàng triệu lượt khách quốc tế mỗi năm, ngoài ra còn có nhiều căn hộ cao cấp và villa dành cho những người lưu lại đây trong thời gian dài. Pattaya chứa đựng mọi thứ mà bạn mong đợi ở 1 thành phố, hay 1 kì nghỉ - mọi tiện nghi đều có sẵn tại đây, và nhiều hơn thế nữa... Tuy vậy không có nghĩa là dân du lịch bụi bị lãng quên. Ở đây có các phòng nghỉ dùng quạt giá chỉ 150 Baht, và những phòng “lịch sự” hơn có điều hòa giá 500 Baht – vậy là rẻ hơn 10 Bảng, và 2 người ở chung sẽ rất hợp lý. Đồ ăn vỉa hè ở mức chấp nhận được và rẻ hơn Bangkok, một ngày lang thang ngoài phố sẽ chỉ tốn 100 Baht. Đồ Tây cũng rất sẵn và nhiều loại, cách tốt nhất là chọn ăn vào ngày “Đặc biệt”, với không quá 100 Baht. Nếu ăn uống là sở thích của bạn, hãy bắt đầu ngày mới với bữa sáng kiểu Tây (khoảng 75 Baht). Buổi trưa hãy dạo chơi xuống bãi biển, thuê một chiếc ghế xếp và ăn 10 con tôm khổng lồ với 2 con cua giá khoảng 150 Baht.  Vẫn muốn ăn nữa? Hãy đợi đến buổi tối và đi ăn bữa buffet giá 99 Baht – có lẽ bạn sẽ muốn bỏ bữa sáng luôn!
Thăm quan
du lich thai lan
Pattaya có mội đội ngũ xe Songthaew đông đảo, liên kết với nhau tạo thành một tuyến vòng kín, cho phép bạn có thể lên xe và xuống bất cứ đâu bạn muốn. Mỗi lượt có giá 10 Baht – không thể rẻ hơn. Hoặc với 30 Baht, bạn có thể đi bất cứ chỗ nào ở trung tâm với motorbike taxi (xe ôm) Ngoài ra ở đây cũng có xe bus đi thẳng đến Bangkok, bạn có thể bắt xe tại điểm dừng hoặc trên đường Sukhumvit. Tàu hỏa là một lựa chọn khác, nhưng có lẽ là hơi chậm. Xe minibus chạy cả ngày có giá niêm yết 150 Baht, rất đáng tiền nếu bạn muốn di chuyển thật nhanh chóng. Hãy tự bắt xe bởi nếu sử dụng dịch vụ thông qua khách sạn, nhà nghỉ, bạn có thể tốn đến 600 Baht,
Làm gì ở Pattaya?
Pattaya nổi tiếng bởi cuộc sống sôi động về đêm. Không nên bỏ lỡ những thú giải trí này bởi nó thú vị và an toàn cho cả nam và nữ. Hãy thư giãn, tận hưởng, và đừng quên đến Walking Street, hơi giống khu phố Khao San nhưng vui hơn gấp 5 lần. Đồ ăn thức uống ở đây hơi đắt, nhất là bia, bạn nên đi qua Beach Road và đến bất cứ quán bia bên đường nào. Ngày nay có quá nhiều địa điểm để ghé thăm, hãy tham khảo Pattaya Hubs – một kho thông tin về du lịch Pattaya, bao gồm cả mẹo tiết kiệm. Và hãy chắc chắn bạn đã dùng thử whiskey Thái – dù bạn không phải người sành whiskey – nó rất khác biệt đấy!

7. Khách sạn tại Thái Lan

- Các khach san không chịu trách nhiệm về những vật dụng, đồ đạc quý giá, tiền bạc để trong phòng khách sạn mà không gửi tại két an toàn lễ tân.
- Tại các khách sạn đều có những trang thiết bị khác nhau. Khi nhận phòng, nên lưu ý kiểm tra, nếu thấy hỏng hoặc thiếu phải báo ngay cho phiên dịch/Hướng dẫn viên biết, nếu không khi trả phòng khách du lịch phải bồi thường cho những đồ bị hỏng hoặc thiếu mà mình không gây ra.
- Trong hầu hết các khách sạn ở Châu á không trang bị kem đáng răng, bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng. Du khách nên tự chuẩn bị từ Việt Nam.
- Nếu du khách sử dụng các thức uống có trong tủ lạnh (minibar) hoặc gọi điện thoại từ khách sạn  sẽ tự thanh toán chi phí phát sinh khi làm thủ tục trả phòng.
- Gửi lại chìa khóa phòng cho quầy tiếp tân khách sạn mỗi khi rời khách sạn ( vì nếu mất sẽ bị phạt).
Khách sạn tại Bangkok (Thái Lan):
Tại Bangkok có nhiều khu vực tập trung đông khách du lịch lưu trú:
  • Siam Square: bao gồm đường Ratchaprasong và Phloen Chit.
  • Sukhumvit: khu vực dọc con đường Sukhumvit
  • Silom: bao gồm khu vực xung quanh đường Silom và Sathorn.
  • Rattanakosin: khu vực này được gọi là Bangkok cổ, nơi tập trung những địa điểm du lịch nổi tiếng như Grand Place, Wat Po,…
  • Khao San Road: Khu vực phố Tây ba lô tại Bangkok.
  • Yaowarat và Phahurat: Yaowarat là khu vực người Hoa sinh sống tại Bangkok còn Phahurat là khu vực tập trung nhiều người Ấn Độ sinh sống.
  • Dusit
  • Thonburi
  • Pratunam
  • Phahonyothin
  • Ratchadaphisek
  • Ramkhamhaeng
  • Ratchaprasong là khu trung tâm của các hoạt động biểu tình, bạo động của phe áo đỏ.
Việc đi lại giữa các khu vực này tương đối thuận tiện, du khách có thể sử dụng các phương tiện đi lại phổ biến dành cho du khách để đi.
Tùng Lâm xin giới thiệu đến các bạn một số khách sạn mà Lâm đã có dịp lưu trú.
Khách sạn Conrad Bangkok (5 sao)
Khách sạn này nằm tronh hệ thống khách sạn Conrad thuộc tập đoàn Hilton. Vị trí tốt, an ninh; không gian đẹp; phòng rộng, thiết kế đẹp (vừa hiện đại vừa truyền thống); nhân viên lịch sự, nhã nhặn.
Địa chỉ: 87 Wireless Road, Phatumwan, Wireless / Ploenchit, Bangkok, Thailand 10330

Khách sạn Windsor Suies bangkok (4 sao)
Khách sạn nằm ở vị trí trung tâm, phòng rộng rãi, cổ điển (nhìn hơi cũ), nhân viên lịch sự.
Địa chỉ: 8-10 Sukhumvit Soi 20, Sukhumvit Road, Bangkok 10110
Khách sạn Bel-Aire Princess Bangkok (4 sao)
Khách sạn nằm trong một con đường nhỏ tại khu Sukhumvit. Yên tĩnh, nhân viên lịch sự.
Địa chỉ: 16 Sukhumvit Road Soi 5, Bangkok 10110 Thailand

Khách sạn Westin Grande Sukhumvit Bangkok (4 sao)
Vị trí trung tâm thuận lợi cho việc đi lại. Phòng rộng rãi, đẹp. Nhân viên lịch sự.
Địa chỉ: 259 Sukhumvit Road, Bangkok 10110, Thailand

Một vài chú ý về khách sạn tại Bangkok
.   Các khách sạn 3 - 4 sao (thậm chí 5 sao) tại Bangkok thường không có bàn chải đánh răng, lược chải đầu, dép,...
.   Trà, cafe, nước uống, trái cây,... để sẵn trong phòng thường là miễn phí. Các thức ăn đồ uống trong mini bar thì phải trả tiền.
.   Tại nhiều khách sạn, du khách muốn sử dụng internet hoặc wifi thì phải trả tiền. Thông thường du khách sẽ được cho sử dụng internet với một dung lượng nhất định, muốn dùng thêm thì phải trả tiền.
.   Típ (bo) không bắt buộc nhưng lại được khuyến khích tại tất cả các khách sạn.

8. 10 lễ hội độc đáo ở Thái Lan.

Monkey Buffet Festival
Lễ hội buffet dành cho khỉ được tổ chức thường niên tại tỉnh Lopburi, cách Bangkok 150km về phía bắc. Theo tờ Guardian của London, đây là một trong những lễ hội lạ lùng nhất thế giới cùng với festival nhảy qua đầu trẻ em ở Tây Ban Nha. Các chú khỉ rất thích thú với lễ hội này bởi chúng được thưởng thức rất nhiều trái cây trong suốt những ngày diễn ra festival. Lễ hội tổ chức vào ngày 26.11 hàng năm.
Songkran Festival
Songkran hay Thai New Year là lễ hội té nước lớn được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Thai New Year diễn ra vào ngày 13.4, thời điểm đất nước Thái Lan luôn rực rỡ và đầy nắng. Festival được tổ chức nhân dịp năm mới, là nơi để bạn gột rửa mọi bụi bẩn khởi đầu một năm mới an lành. Khách du lịch khi đến với Thái Lan dịp này cũng nhanh chóng hòa nhịp vào không khí tưng bừng của lễ hội cùng với nước và âm nhạc.
Vegetarian Festival
Lễ hội ăn chay Phuket là sự kiện thường niên diễn ra trong tháng 9 âm lịch. Người Thái tin rằng lễ hội ăn chay cùng với những nghi thức thiêng liêng của nó sẽ ban phát may mắn cho những người tuân thủ nghi lễ này. Trong suốt 10 ngày diễn ra lễ hội, các tín đồ thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với đức tin dành cho các thánh thần và sức mạnh thần thánh đã ban cho họ. Ngoài ra, lễ hội còn có một số nghi lễ đặc biệt như đi bộ chân trần trên than nóng hay dùng vật nhọn xuyên qua má...
Full Moon Party
Festival này được tổ chức trên đảo Koh Pangan. Truyền thuyết kể rằng, một lần, một nhóm khách du lịch thấy mặt trăng có vẻ đặc biệt trên bãi biển Hadrin thuộc đảo Koh Pangan nên đã quyết định tổ chức tiệc mừng. Từ đó, mỗi dịp trăng rằm, rất đông du khách từ các nơi trên thế giới đã đến đây tham gia festival. Sự kỳ diệu của mặt trăng và không khí cuồng nhiệt nơi đây chính là nguyên nhân khiến Full Moon Party ngày càng thu hút đông người tham gia.
Ubon Ratchathani Candle Festival
Hàng năm, mỗi khi bắt đầu mùa ăn chay Phật giáo ở Thái Lan, các tín đồ lại có cuộc trưng bày nến lớn nhất trong năm. Lễ hội được tổ chức ở công viên trung tâm Thung Si Muang và bảo tàng quốc gia Ubon Ratchathani. Trước khi lễ hội diễn ra, người dân và các nhà sư thực hiện các tác phẩm điêu khắc hết sức công phu bằng sáp.
Bosang Umbrella Fair
Đây là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất ở Thái Lan diễn ra trong tháng Giêng. Hội chợ ô Bosang cung cấp bộ sưu tập lớn các loại ô giấy rực rỡ và đa dạng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ địa phương. Nó nằm gần Chang Mai nhưng hội chợ nổi tiếng khắp đất nước Thái Lan.
Pee Ta Khon
Pee Ta Khon (còn có tên gọi lễ hội ma xó) là tên thường gọi một nhóm festival tổ chức ở Dan Sai, tỉnh Loei, vùng đông bắc Thái Lan. Các sự kiện diễn ra trong ba ngày từ khoảng giữa tháng 3 đến tháng 7, tùy thuộc vào từng thị trấn.
Kite Fesival
Lễ hội diều quốc tế Thái Lan diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Ý tưởng về lễ hội diều xuất phát từ việc cứ vào tháng 3 ở Thái Lan lại xuất hiện một đợt gió nóng thổi. Festival này được tổ chức nhằm bảo tồn truyền thống thả diều lâu đời của người dân nơi đây.
Naga fireball
Hàng năm, cứ vào rằm tháng 9 âm lịch, các quả cầu lửa Naga lại xuất hiện trên dòng sông Mekong ở Thái Lan (thuộc tỉnh Nong Khai) và ở Lào (Vientiane). Người ta nhìn thấy các quả cầu phát sáng đủ màu sắc bay từ dưới nước lên không trung. Hiện tượng này đã thu hút rất nhiều du khách đến chiêm ngưỡng.
Surin Elephant Round-up
Lễ hội voi Surin thường diễn ra vào cuối tuần thứ 3 tháng 11 tại tỉnh Surin. Lễ hội diễn ra lần đầu tiên vào năm 1960. Trong hai ngày lễ hội, các con voi sẽ có dịp thể hiện tài năng của mình qua những điệu nhảy, đua, đá bóng và cả kéo co với người. Đây cũng là dịp để người dân địa phương thể hiện tình yêu đối với loài động vật được yêu quí nhất Thái Lan này.

9. Một số điều cần lưu ý khi đến đất nước này.

Nên:
- Nên tỏ thái độ kính trọng đối với nhà vua, nữ hoàng và hoàng gia Thái Lan vì đó là những người mà người Thái rất tôn sùng. Người Thái sáng sớm và chiều tối thường đọc kinh để tỏ lòng tôn kính đức vua của họ. Nếu có mặt khi người Thái đọc kinh, du khách cần phải có thái độ nghiêm túc theo họ.
- Nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng ở những nơi linh thiêng như chùa chiền, nhà thờ, tượng phật... Nam phải mặc quần áo trang trọng, không mặc quần soọc và không mang dép lê; Nữ ăn mặc kín đáo lịch sự, không mặc váy ngắn, quần áo mỏng, áo không cánh tay, quần bó, dép không quai hậu... Nếu vi phạm những quy định này sẽ không được vào tham quan.
- Nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu cùa người hướng dẫn đoàn hoặc hướng dẫn viên về giờ giấc. Tuân thủ sự hướng dẫn của người dẫn đoàn, không nên tách riêng tại các điểm tham quan. Nếu cần tách đoàn vì việc riêng phải báo cho trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên địa phương, hoặc người đi trước biết.
- Cầm theo card địa chỉ của khách sạn để gọi taxi/xe tuk tuk.
- Bồi dưỡng 20 Baht/vali (tương đương 7.000 VND) cho người mang hành lý của khách sạn khi nhận/trả phòng khách sạn.
- Hầu hết các khách sạn ở Thái Lan không trang bị kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng. Vì vậy, đến Thái Lan, du khách phải tự chuẩn bị những vật dụng này.
Không nên:
- Không nên mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức phật.
- Không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào.
- Không nên mặc quần áo thuộc loại "mát mẻ" hay trang điểm quá nặng nề ở những nơi thờ cúng.
- Nếu bạn là phụ nữ, không nên chạm vào người của nhà sư. Nếu một người phụ nữ muốn đưa vật gì đó cho nhà sư, họ phải đưa một người đàn ông.
- Không nên chạm vào đầu của một người nào đó hay dùng chân để chạm vào người họ hay bất kỳ một vật gì vì người Thái cho rằng "đầu" là bộ phận quý giá nhất trong cơ thể người.
- Không nên biểu lộ tình cảm nam nữ ở những nơi công cộng.
- Không nên bỏ tàn thuốc hoặc kẹo cao su ra những nơi công cộng.
- Người Thái quan niệm chân bao giờ cũng là phần bẩn nhất nên khi ngồi khách tránh để chân lên bàn. Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh vua. Trước khi bước vào nhà người Thái, du khách phải bỏ giày dép ra.
Gọi điện thoại quốc tế:
Nên mua card điện thoại quốc tế của Thái Lan (màu vàng), quay số tại các điểm điện thoại công cộng, giá sẽ rẻ hơn nhiều (loại thẻ thấp nhất: 300 Thái baht).
Cách bấm số từ Thái Lan về Hà Nội: 001-84-mã tỉnh bỏ số 0-số cần gọi.
Nếu gọi tới số di động: 001-84-số cần gọi (bỏ số 0 trước số 9).
Nếu điện thoại di động của bạn đã nối mạng quốc tế (roaming), khi tới Thái Lan máy sẽ tự tìm mạng của Thái.

Một số tour tham khảo du lich thai lan do công ty du lịch cholontourist tổ chức:

Cong ty du lich cholontourist.com.vn
Sưu tầm từ nhiều nguồn