Chán lễ hội tiền tỷ, du lich phượt lên ngôi
Du lich
được kỳ vọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp quan trọng vào
GDP. Chúng ta làm du lịch biết bao nhiêu năm nhưng cách làm du lịch vẫn
là vấn đề đang để lại quá nhiều câu hỏi.
Danh thắng cấp làng, lễ hội cấp xã
Tổ
chức lễ hội hay năm du lich quốc gia là một kênh để xúc tiến, quảng bá
du lịch. Thế là, chưa bao giờ lễ hội nhiều như bây giờ. Đây là nhận xét
chung của nhiều người khi xem lịch truyền hình trực tiếp của đài truyền
hình quốc gia. Thi thoảng lại thấy đêm khai mạc năm du lịch này, năm du
lịch kia, lễ hội nọ... ngốn hàng tỷ, thậm chí nhiều tỷ đồng tiền ngân
sách.
Trên
thực tế, xúc tiến du lịch phải làm liên tục qua các năm thì mới để lại
ấn tượng, mới nhớ, mới quay trở lại. Festival Huế diễn ra 2 năm/lần đã
trở thành thương hiệu, hay lễ hội pháo hoa của Đà Nẵng, lễ hội hoa Đà
Lạt... Nay, ngành du lịch đang xúc tiến năm du lịch quốc gia bằng cách
năm nay tỉnh này đăng cai, năm sau đến lượt tỉnh khác. Một năm nô nức,
vui tươi nhưng không biết ngày nào, năm nào sẽ tổ chức tiếp. Kết thúc lễ
hội, bao nhiêu người còn nhớ, bao nhiêu người sẽ trở lại?
|
Chưa bao giờ lễ hội tổ chức nhiều như bây giờ (ảnh minh họa).
|
Rõ
ràng, hiệu quả khi tổ chức năm du lịch tại các địa phương cần phải xem
xét thêm. Phải cân đối giữa việc bỏ tiền của, công sức, thời gian ra và
lợi nhuận thu về, tránh lãng phí những nhà hát chi chục tỷ để xây cho
vài ngày festival rồi bỏ mặc mưa nắng dãi dầu.
Câu
chuyện lễ hội cũng rất đáng quan tâm. Làng làng làm lễ hội, địa phương
đua nhau làm lễ hội. Cái đáng trách là nhiều lễ hội đang bị sân khấu
hóa, đang bị tách khỏi quần chúng địa phương. Người dân địa phương không
còn là chủ thể của lễ hội, không tham gia trực tiếp mà toàn nghệ sĩ,
văn công ở đâu về, ngày đêm luyện tập, tổng duyệt...
Chưa kể, câu chuyện táo bạo nghĩ ra lễ hội, làm ra lễ hội để gắn thần tích cho lễ hội cũng bắt đầu xuất hiện.
Mới
đây, khi lên vùng cao Yên Bái dịp lễ hội ruộng bậc thang năm 2014 càng
thấy sự “lèo tèo” của lễ hội. Lễ hội vùng cao vẫn là đài, băng, nhạc văn
công, bật loa ầm ĩ khu trung tâm. Thêm vào đó, hội chợ vùng cao với
những gian hàng bạt nhựa khung sắt cắm thêm ít lá, nửa dân tộc nửa hiện
đại; gian hàng của mười mấy xã trong huyện thì lèo tèo, quanh đi quanh
lại vẫn mấy sản phẩm như táo mèo, nếp nương, thổ cẩm... rất buồn chán.
Trong
khi, những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng, những cánh đồng hoa tam
giác mạch, những bản làng đậm nét văn hóa vùng cao... mà du khách thực
sự quan tâm lại ít thông tin, thiếu chỗ ăn nghỉ, không có bản đồ chỉ
dẫn...
|
Lễ
hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải 2014 với những cánh đồng lúa chín vàng
mà du khách thực sự quan tâm lại ít thông tin, thiếu chỗ ăn nghỉ...
(ảnh Phượt)
|
Khi du lịch phượt lên ngôi
Mấy năm gần đây, hình thức du lich
bụi, bằng xe máy tạm gọi bằng từ tiếng lóng “phượt” đang thực sự thu
hút giới trẻ. Điều kiện đường xá, xe cộ phát triển, đặc biệt là công
nghệ máy ảnh, mạng xã hội trở nên phổ biến đã góp phần rất lớn vào việc
quảng bá, xúc tiến du lịch.
Chính
những phượt thủ đã và đang góp phần tìm ra những điểm du lịch mới, hay
nói chính xác là làm cho các địa danh trở lên hấp dẫn, phổ biến.
Nếu
mười năm trước, những cái tên như Mã Pí Lèng, Mèo Vạc, Đồng Văn, Lũng
Cú, Y Tý, Mường Hum, Sài Khao, A Pa Chải, Pha Đin, Mù Cang Chải, Ô Quy
Hồ, hay Mũi Đôi, Năm Căn, U Minh, rừng Cát Tiên, đảo Bình Ba, Cô Tô, Nam
Du, Thổ Chu... chỉ là những miền đất biên viễn xa xôi, với những tộc
người thiểu số cuộc sống khó khăn... thì nhờ có dân phượt dám đi, ăn ở
ngủ cùng đồng bào dân tộc, ghi hình và cảm nhận rồi đưa lên trang cá
nhân, mạng xã hội... thì những điểm đến đặc sắc đó mới thức tỉnh cơ quan
quản lý và những người làm du lịch.
Giờ
đây, nhìn những bến xe đi Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,... chật ních
người vào cuối tuần mới thấy độ nóng của của các địa danh trên. “Đi
phượt, giới trẻ chỉ với với máy ảnh, chiếc xe máy, nhưng họ đã chụp được
rất nhiều cảnh đẹp. Nhờ đó mà hàng triệu người mới thấy Tổ quốc mình
đẹp vô cùng” - chị Hoàng Bích Hồng, điều phối viên một công ty du lịch,
cho hay.
Ngoài
ra, các phượt thủ cũng là những người chia sẻ những thông du lịch nhiều
nhất. Với những chuyến đi, những kinh nghiệm được kể lại, cung đường
nào đẹp, ăn gì, chơi gì, đi như thế nào cho hợp lý, nhà nghỉ, khách sạn
nào ổn... đều được chia sẻ một cách tường tận. Đây là những thông tin
rất cần thiết nhưng lại thiếu trong các tờ rơi du lịch, các bài giới
thiệu của địa phương hay Tổng cục Du lịch.
Như
vậy, có thể thấy, các phượt thủ đang là những người làm công tác xúc
tiến du lịch một cách không vô tư, không vụ lợi, không tốn kém nhưng
hiệu quả mang lại không hề nhỏ.
Theo: vietnamnet