Nhãn

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Chuyện người nước ngoài làm du lich ở Hà Nội - Làm du lich kiểu Úc

Chuyện người nước ngoài làm du lich ở Hà Nội - Làm du lich kiểu Úc

“Max” Hart từng được công chúng khá quen mặt qua các bộ phim của đạo diễn Khải Hưng và cố đạo diễn Bạch Diệp chục năm về trước. Còn với dân làm du lịch phố cổ thì ông người Úc này phải gọi là “nhẵn mặt”.
Max Hart trong Kangaroo cafe. Ảnh Trung Dũng.
Max Hart trong Kangaroo cafe. Ảnh Trung Dũng.
Tất bật với tất tần tật thứ chuyện
Max Hart chẳng lúc nào yên chân yên tay, nhất là trong “lãnh địa” Kangaroo cafe dưới hầm khách sạn phố Bảo Khánh, Hà Nội. Giữa cuộc trò chuyện, thoáng lơ đãng nhấc cốc cafe đã thấy ông biến mất. Nhìn quanh quất hóa ra tranh thủ thăm hỏi khách quen.
“Bạn tôi đấy” - Max giải thích khi trở lại bàn - “Sang Việt Nam du lịch đặt tour chỗ tôi, về nước thư từ qua lại thành bạn luôn”. Cách làm du lịch của Max đơn giản: “Dịch vụ tốt với giá hợp lý. Các nước trên thế giới như Áo, Đức, New Zealand… họ đều làm thế. Chăm sóc khách từ lúc đặt chân đến. Đưa khách đi trải nghiệm phải luôn quan tâm xem ăn ngủ có ngon không, có thấy happy không”.
Nói xong Max lại nhao về quầy vặn nhỏ nhạc đồng thời khoe luôn tác phẩm chế bằng photoshop, thế mặt ông vào poster phim Mad Max 2 thay gương mặt ngôi sao Mel Gibson. Loạt phim hành động này được dân Úc yêu thích tới độ cứ ai tên Max đều được gọi là Mad Max (tạm dịch Max “khùng”).
Max Hart rất mê đóng phim, có tên trong nghiệp đoàn diễn viên bên Úc. Sang Việt Nam, qua ai đó giới thiệu, Max “lên” phim điện ảnh, phim truyền hình và những tiểu phẩm có vai “Tây”. 
“Max diễn tốt, hầu hết chỉ đóng một hai “đúp” là xong. Nhưng trên hết là tinh thần làm việc tích cực năng động, rất chủ động trong việc đi lại. Không cần đón, chỉ cần báo địa điểm thời gian là tự phóng xe máy tới” – đạo diễn Khải Hưng nhớ lại - “Được một diễn viên nước ngoài như thế quá quý. Bởi vậy tôi mới giới thiệu cho chị Bạch Diệp”.
Nỗi niềm “Chuột túi”
Làm du lịch ở Việt Nam phải cạnh tranh với người bản xứ. Tôi có lợi thế nói tiếng Anh, có nguồn khách ở quê nhà (người Úc rất khoái xê dịch)” - Max trải lòng – “Các đối thủ của tôi lại có lợi thế đi tắt đón đầu. Tôi xây dựng thương hiệu du lịch Kangaroo đã lâu nhưng khi chuyển từ 18 sang 22 Bảo Khánh thì ngay lập tức một Kangaroo mới xuất hiện ở chính chỗ cũ. Khách bị nhầm. Có người nhớ, hỏi tôi thì được trả lời: Ông ấy về Úc rồi”.
Chuyện này gợi lại hồi Nhật Tân loạn thịt chó Anh Tú. Anh Tú béo, Anh Tú xịn, Anh Tú nhà kính nhà sàn. Max cũng phải chêm chữ “real” vào trước thương hiệu của mình thành “Kangaroo thứ thiệt” chứ không phải đám chuột túi nhảy loạn phố cổ. Hostel, hotel, café “chuột túi” đủ cả, đều làm tour cả. 
Nhờ cơ quan chức năng dẹp loạn, phần nhờ “hàng nhái” bán không chạy bằng “hàng thật” tự động thay đổi nếu không Max còn bức xúc mãi. “Nhiều người không làm du lịch thực sự. Họ nhận đặt tour rồi chuyển cho công ty khác mà chẳng cần quan tâm cảm xúc của khách. Khách ra tới Hạ Long mới biết con tàu mình lên khác trong catalog”.
Để tránh chuyện đó, Max dán ảnh “người thật tàu thật” đầy quán đồng thời đóng hai cái giá để danh thiếp của các điểm đến mà ông thấy tốt, kiểu: Cửa hàng bán túi đúng giá hoặc quán mat-xa xông hơi không có dịch vụ “ôm”. 
Max Hart yêu Việt Nam khỏi bàn. “Nếu hỏi về Úc nhớ gì nhất thì tôi nhớ tất tần tật” - ông nói. Cố gặng cũng biết được ông ấn tượng nhất hoa sữa Hà Nội. Mùa thu đi xe máy ngửi mùi hương thoang thoảng loại hoa này, Max muốn trở thành một phần của nơi đây.
Theo: tienphong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét