Nhãn

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Luật Du lịch - Đầy rẫy bức xúc!


Luật Du lịch - Đầy rẫy bức xúc!

Nhiều hạn chế
Tại hội thảo về thực hiện Luật du lich (DL) do Tổng cục Du lịch Việt Nam (TCDL) tổ chức và Hội thảo phát triển hệ thống VTOS trong giai đoạn thực hiện dự án ESPR (chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội) do Liên minh châu Âu tài trợ, diễn ra ngày 2-3 tại TPHCM, nhiều doanh nghiệp (DN), đại diện các trường đào tạo, sở ngành DL các tỉnh phía Nam đã nêu ra nhiều bức xúc về những hạn chế, vướng mắc của Luật DL hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc cong ty du lich Dã ngoại Lửa Việt cho rằng, luật mới triển khai hơn 5 năm nhưng đầy rẫy những bức xúc. Điều kiện thành lập DN DL quá dễ dàng, thiếu những điều khoản ràng buộc đã gây nên tình trạng lộn xộn, khó quản lý và chúng ta đang phải trả giá cho vấn đề này.
Theo ông Nguyễn Đức Chí, Phó phòng Lữ hành Sở VH-TT-DL TPHCM, việc kiểm soát DN kinh doanh lữ hành nội địa hiện nay rất rối vì theo số liệu đăng ký kinh doanh của Sở KH-ĐT TPHCM, có khoảng 20.000 DN đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa nhưng thực chất sở chỉ quản lý hơn 300 DN. Việc thoát ẩn, thoát hiện, đóng cửa rồi mở cửa hoạt động của nhiều cong ty du lich như thế này đã dẫn đến nhiều khiếu nại về kiểu làm ăn gian dối.

Thanh niên xung phong hỗ trợ du khách băng qua đường phía trước Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: THANH TÂM
Vấn đề cấp thẻ hướng dẫn viên (HDV) đang gây xáo trộn, làm khó cho cả HDV và DN. Hiện nay nhiều HDV không có thẻ nhưng vẫn được DN ký hợp đồng làm việc, vì thực tế DN quan tâm đến năng lực làm việc HDV hơn là thẻ. Với quy định mới trong cấp thẻ HDV, có rất nhiều HDV cũ không được cấp thẻ hành nghề. Vì quy định mới, bắt buộc HDV quốc tế phải có bằng đại học. Là chủ nhiệm CLB HDV Du lịch TPHCM, ông Mỹ cho rằng, điều kiện này không cần thiết, HDV quốc tế chỉ cần trình độ trung cấp, cao đẳng và phải có ngoại ngữ. HDV quốc tế tại VN đang thiếu, với quy định mới này thì càng thiếu, nhất là đối với các ngoại ngữ hiếm.
Đại diện Sở VH-TT-DL tỉnh Khánh Hòa đề xuất, khi có luật thì phải có hướng dẫn ngay để thực hiện. Theo phản ánh của nhiều đơn vị, Luật DL có hiệu lực từ 1-1-2006 nhưng có nhiều điều khoản luật phải 2,3 năm sau mới có hướng dẫn triển khai. Đại diện Sở VH-TT-DL TPHCM và nhiều đơn vị khác cũng đề xuất nên đưa vào luật các điều, khoản về đảm bảo quyền lợi, trật tự an toàn an ninh cho khách du lich nước ngoài, từ đây có cơ sở thành lập các lực lượng bảo vệ du khách. Một thiếu sót lớn nhất hiện nay của Luật DL đó là không có một điều, khoản cụ thể nào nói đến vấn đề đào tạo nhân lực. Các trường trung cấp, cao đẳng nghề du lịch ở TPHCM và các tỉnh đề xuất nên có thống nhất lại bằng cấp, tên trường…

Đổi mới phù hợp với hội nhập
Liên minh châu Âu (EU) đã có chương trình ký kết, hỗ trợ 11 triệu EUR trong thực hiện dự án ESPR, giai đoạn 2011 đến 2015. Chương trình hoạt động của dự án cũng hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý về DL cho VN. Tiến sĩ Carson L. Jenkins, Chuyên gia tư vấn luật, Giáo sư Danh dự về Du lịch Quốc tế Trường ĐH Strathclyde Glasgow, Vương quốc Anh đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quốc tế về xây dựng Luật DL. Ông cho rằng, Luật DL cần có 3 yếu tố toàn diện, tập trung và linh hoạt. Với việc hội nhập quốc tế, VN tham gia vào WTO, APEC, các hiệp định thương mại AFTA, BTA… thì  Luật DL cần có điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới. 

Theo tổ chức DL Liên hiệp quốc, các nước ASEAN sẽ phát triển mạnh hoạt động DL trong 5 năm tới. Trong Hội nghị Bộ trưởng du lịch ASEAN lần thứ 15 diễn ra tại Indonesia vào tháng 1-2012 đã đưa ra 7 thỏa thuận cơ bản để hỗ trợ thực hiện kế hoạch DL chiến lược khối ASEAN giai đoạn 2011-2015. Hiện 2/3 khách đến DL trong ASEAN vẫn là khách ASEAN. Các thị trường khách đông dân, nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đặt ra cho các nước ASEAN một sự cạnh tranh lớn.
Theo số liệu thống kê của ngành DL Thái Lan, du khách Mỹ đến Thái Lan chi tiêu khoảng 150 USD/ngày, trong khi đó mức chi tiêu của du khách Trung Quốc, Ấn Độ là 152 USD/ngày. Tiến sĩ Carson L. Jenkins cho rằng, VN cần có Luật DL tốt hơn để có thể cạnh trạnh với các nước mới nổi.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục Trưởng TCDL VN cho biết, TCDL sẽ triển khai nhiều cuộc họp, hội thảo ở 3 miền để huy động trí tuệ của toàn ngành, các địa phương, chuyên gia và các tổ chức DL, lấy ý kiến đóng góp, tổng hợp các vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện, nội dung cần sửa đổi. TCDL sẽ tổng hợp báo cáo, trình lãnh đạo Bộ VH-TT-DL để làm tiếp các thủ tục cần thiết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Quốc hội thông quan vào năm 2013.
Theo Mỹ Hạnh (SGGP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét