Những điều chỉ có ở Việt Nam được tám trên CNN
Dưới đây là nội dung của bài viết
Hai đứa chúng tôi rảo bước trên vỉa hè Hà Nội. Một cảnh tượng thú vị hiện ra: Một người thợ cắt tóc với “cửa hàng” nhỏ xíu nằm bên lề phố. Ông đang nhìn vị khách hàng khoan khoái của mình qua tấm gương hình bầu dục.
"Xem kìa. Đó là O.I.V!" bạn tôi nói.
"Cái gì cơ?" Tôi hỏi, cố gắng để hiểu điều mà cậu ta vừa nói.
"O.I.V", bạn tôi lặp đi lặp lại những từ này. "ONLY IN VIET NAM”. Vâng, đó là “Những điều chỉ có ở Việt Nam”.
Đó là câu chuyện trong ngày đầu tiên của chuyến du lịch kéo dài 11 ngày của tôi tại Việt Nam. Điều này hứa hẹn một cuộc phiêu lưu mới đầy hấp dẫn.
Việt Nam chưa bao giờ nằm ở top trên trong danh sách những quốc gia tôi muốn du lich. Đó là quan điểm trước kia của tôi, và nó đã thay đổi khi tôi liên lạc với người bạn cùng phòng cũ hồi còn ở Atlanta, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Cả hai chúng tôi có chung một niềm đam mê: leo núi.
Cuộc hành trình của chúng tôi sẽ bắt đầu với các điểm tham quan ở Hà Nội. Sau đó chúng tôi sẻ đến đảo Cát Bà để leo núi. Hội An là điểm đến cuối cùng, nơi chúng tôi sẽ thư giãn bên bờ biển miền Trung Việt Nam.
Trải nghiệm đường phố Hà Nội
Tôi đang ở giữa Hà Nội, một thành phố lạ lùng, nơi đèn giao thông và các biển chỉ dẫn đường phố giống như những vật trang điểm hơn là công cụ chỉ dẫn các quy định giao thông.
Các đường phố cực kỳ sôi động chính là trái tim và linh hồn của Hà Nội. Đó là nơi bạn có thể tìm thấy tất cả mọi thứ mình cần ngay trên lề phố, từ bữa ăn tối đền dịch vụ sửa chữa giày. Cách duy nhất để khám phá thành phố là lao vào mạng lưới giao thông của nó.
Chúng tôi đã bắt đầu cuộc khám phá của mình bằng một “cuốc” đi bộ trong khu phố cổ.
Có tuổi đời gần 1.000 năm, khu phố cổ vốn là nơi các phường thợ thủ công tập trung xung quanh các cung điện cổ xưa để tiêu thụ hàng hóa của họ. Ngày nay, hầu hết các đường phố chật hẹp ở khu vực này đã trở thành điểm kinh doanh, nhưng vẫn giữ được nhiều nét duyên dáng cổ xưa của mình.
Các tòa nhà ở nơi đây chỉ cao một vài tầng, với những ngõ hẹp và chạy rất sâu vào phía trong. Trên nhiều tuyến phố bạn có thể thấy những người thợ thủ công đang làm việc ngay trên vỉa hè.
Dù không biết tiếng Việt, nhưng bạn có thể đoán ra tên của một số con phố qua những sản phẩm riêng của nó. Ví dụ như phố Hàng Thiếc qua những tấm thiếc đang được gia công hay phố Hàng Bạc qua những quầy hàng bán đồ trang sức bằng bạc. Tuy vậy, nhiều phố đã không còn giữ được những đặc trưng của mình. Phố Hàng Dầu từng là nơi cư ngụ của các thương gia dầu thơm, nhưng bây giờ nó trở thành “thiên đường giày dép” của khách du lịch và người dân sở tại.
Tại một góc phố, tôi đã thấy một người thợ rèn đổ kim loại nung chảy vào khuôn và làm nguội, hơi nước bốc lên mù mịt. Đây là một cảnh tượng đời thường tuyệt vời mà có lẽ bạn chỉ bắt gặp ở Hà Nội.
Trên ban công của một cửa hàng cà phê gần khu phố cổ, tôi đã nhâm nhi ly cà phê Việt Nam đầu tiên của mình. Đó là một cốc cà phê sữa đá – thứ cà phê đen được trộn thêm vài thìa sửa đặc và cho thêm đá. Thú thực, tôi nghiện loại cà phê này ngay tại ngụm đầu tiên.
Leo núi trên đảo Cát Bà
Có tuổi đời gần 1.000 năm, khu phố cổ vốn là nơi các phường thợ thủ công tập trung xung quanh các cung điện cổ xưa để tiêu thụ hàng hóa của họ. Ngày nay, hầu hết các đường phố chật hẹp ở khu vực này đã trở thành điểm kinh doanh, nhưng vẫn giữ được nhiều nét duyên dáng cổ xưa của mình.
Các tòa nhà ở nơi đây chỉ cao một vài tầng, với những ngõ hẹp và chạy rất sâu vào phía trong. Trên nhiều tuyến phố bạn có thể thấy những người thợ thủ công đang làm việc ngay trên vỉa hè.
Dù không biết tiếng Việt, nhưng bạn có thể đoán ra tên của một số con phố qua những sản phẩm riêng của nó. Ví dụ như phố Hàng Thiếc qua những tấm thiếc đang được gia công hay phố Hàng Bạc qua những quầy hàng bán đồ trang sức bằng bạc. Tuy vậy, nhiều phố đã không còn giữ được những đặc trưng của mình. Phố Hàng Dầu từng là nơi cư ngụ của các thương gia dầu thơm, nhưng bây giờ nó trở thành “thiên đường giày dép” của khách du lịch và người dân sở tại.
Tại một góc phố, tôi đã thấy một người thợ rèn đổ kim loại nung chảy vào khuôn và làm nguội, hơi nước bốc lên mù mịt. Đây là một cảnh tượng đời thường tuyệt vời mà có lẽ bạn chỉ bắt gặp ở Hà Nội.
Trên ban công của một cửa hàng cà phê gần khu phố cổ, tôi đã nhâm nhi ly cà phê Việt Nam đầu tiên của mình. Đó là một cốc cà phê sữa đá – thứ cà phê đen được trộn thêm vài thìa sửa đặc và cho thêm đá. Thú thực, tôi nghiện loại cà phê này ngay tại ngụm đầu tiên.
Leo núi trên đảo Cát Bà
Từ Hà Nội, đầu tiên đi bằng taxi, sau đó là xe buýt và cuối cùng là tàu cao tốc, chúng tôi tìm đã đến hòn đảo nhỏ mang tên Cát Bà.
Hòn đảo này nằm ở phia Nam vịnh Hạ Long – nơi được coi là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới vào năm 2011. Đây là nơi quần tụ của hàng trăm hòn đảo đá vôi nhỏ nhô lên từ mặt nước màu ngọc lam.
Cát Bà cùng vịnh Hạ Long đả trở thành những địa điểm thu hút một lượng khổng lồ một dạng khách du lịch được gọi là "Tây ba lô".
Bạn tôi giải thích: “Tây ba lô” là một cụm từ được người dân địa phương sử dụng phổ biến. Theo nghĩa đen, đó là những khách du lịch phương Tây đeo ba lô sau lưng. Về nghĩa bóng thì nó ám chỉ những vị khách theo trường phái “du lịch rẻ tiền”.
Bạn có có thể dễ dàng nhận ra “trường phái” này tại đảo Cát Bà, nơi có rất nhiều khach san cung cấp phòng nghỉ ở mức cơ bản với giá khá thấp.
khach san ở nơi đây thường là những khối nhà vuông vức có mặt tiền hẹp, xây cao, nằm liền kề nhau dọc trục đường chính. Đứng trên ban công của các căn phòng trên cao, bạn có thể nhìn thấy phong cảnh tuyệt đẹp của cảng cá. Giá phòng chỉ có vài USD một ngày. Cà phê và hải sản tươi sống cũng rất rẻ.
Nhưng mục đích chính của chúng tôi khi đến đây là leo núi. Trong buổi sáng đầu tiên, chúng tôi đã thuê một chiếc thuyền du lịch đi quanh đảo để tìm địa điểm leo núi thích hợp.
Đây cũng là một chuyến khám phá thú vị về đời sống của cư dân bản địa. Người dân nơi đây chỉ sống nhờ vào biển cả - với nguồn hải sản phong phú. Đất đai trên đảo quá sỏi đá và cằn cỗi để có thể làm nông nghiệp.
Một mạng lưới rộng lớn của các ngôi làng nổi ẩn hiện trên mặt biển. Đó là những “túp lều” có màu sắc rực rỡ được xây dựng trên những chiếc thùng nổi và dầm với hàng rào làm bằng lưới đánh cá.
Thuyền của chúng tôi thả neo ngoài khơi của một bãi biển hoang vắng. Chúng tôi đưa các thiết bị leo núi lên một chiếc xuồng nhỏ và chèo trên biển.
Chúng tôi bắt đầu chinh phục những vách đá lởm chởm, dựng nằm bên bờ biển hoang vắng. Khi đã leo lên đỉnh, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp của vịnh Hạ Long trải ra trước mắt…
Chúng
tôi khám phá nhiều hòn đảo nhỏ trong thời gian nghỉ giữa các tuyến leo
núi và tìm thấy một hang động tự nhiên, với một số dấu vết xây dựng của
con người. Rất có thể đây là nơi trú ẩn trong thời kỳ chiến tranh Việt
Nam.
Mặc dù không thể biết chính xác lịch sử của hang động này, khi trở lại Cát Bà, chúng tôi đã đi thăm một hang động tương tự, là di tích thời chiến tranh với một hướng dẫn viên địa phương.
Đó là một bệnh viện được xây dựng trong lòng núi, dựa trên cấu trúc của hang động tự nhiên, có sức chứa 100 thương binh với nhiều phóng chức năng khác nhau như phòng phẩu thuật, bếp và cả nhà hát. Đây cũng là nơi trú ẩn của các đơn vị Việt Cộng trước các cuộc không kích của kẻ thù.
Chúng tôi cũng thuê hai chiếc xe máy với giá 8USD (không cần phải làm hợp đồng) và lao đi trên con đường lộng gió, hướng đến Pháo đài Thần công.
Pháo đài này được xây dựng vào những năm 1940 và được sử dụng trong suốt thời kỳ chiến tranh kéo dài sau đó. Nơi đây vẫn còn lưu giữ hai khẩu pháo và nó là một nơi tuyệt đẹp để ngắm hoàng hôn.
Đẳng cấp Hội An
Sau khi khám phá giao thông Hà Nội và các vách đá (và cả những con sứa) của Cát Bà, điểm cuối cùng trong chuyến đi của chúng tôi đô thị cổ Hội An. Và tôi đã không có gì để thất vọng khi đến đây.
Trong lịch sử, hầu hết các thành phố cảng ở Việt Nam chịu một trong hai số phận: Hoặc là phát triển thành một cảng công nghiệp lớn như TP du lich da nang hoặc bị teo lại theo thời gian.
Hội An lại là một trường hợp đặc biệt. Các đường phố chật hẹp với các cửa hàng treo đầy đèn lồng của nó là sự hòa hợp của các phong cách kiến trúc truyền thống châu Á khác nhau. Điều này đem lại cho bạn một cảm giác thật kỳ lạ.
Mặc dù không thể biết chính xác lịch sử của hang động này, khi trở lại Cát Bà, chúng tôi đã đi thăm một hang động tương tự, là di tích thời chiến tranh với một hướng dẫn viên địa phương.
Đó là một bệnh viện được xây dựng trong lòng núi, dựa trên cấu trúc của hang động tự nhiên, có sức chứa 100 thương binh với nhiều phóng chức năng khác nhau như phòng phẩu thuật, bếp và cả nhà hát. Đây cũng là nơi trú ẩn của các đơn vị Việt Cộng trước các cuộc không kích của kẻ thù.
Chúng tôi cũng thuê hai chiếc xe máy với giá 8USD (không cần phải làm hợp đồng) và lao đi trên con đường lộng gió, hướng đến Pháo đài Thần công.
Pháo đài này được xây dựng vào những năm 1940 và được sử dụng trong suốt thời kỳ chiến tranh kéo dài sau đó. Nơi đây vẫn còn lưu giữ hai khẩu pháo và nó là một nơi tuyệt đẹp để ngắm hoàng hôn.
Đẳng cấp Hội An
Sau khi khám phá giao thông Hà Nội và các vách đá (và cả những con sứa) của Cát Bà, điểm cuối cùng trong chuyến đi của chúng tôi đô thị cổ Hội An. Và tôi đã không có gì để thất vọng khi đến đây.
Trong lịch sử, hầu hết các thành phố cảng ở Việt Nam chịu một trong hai số phận: Hoặc là phát triển thành một cảng công nghiệp lớn như TP du lich da nang hoặc bị teo lại theo thời gian.
Hội An lại là một trường hợp đặc biệt. Các đường phố chật hẹp với các cửa hàng treo đầy đèn lồng của nó là sự hòa hợp của các phong cách kiến trúc truyền thống châu Á khác nhau. Điều này đem lại cho bạn một cảm giác thật kỳ lạ.
Hầu hết các tuyến phố cổ kính ở nơi đây đều có cửa hàng may, nơi bạn có thể đặt các kiểu quần áo của riêng bạn, chọn các loại vải và nhận được bộ đồ của mình chỉ sau một đêm. Nếu tìm được một thợ may giàu kinh nghiệm, bạn có thể sở hữu một bộ quần ào tuyệt vời với giá cả phải chăng.
Về đồ ăn, Hội An là sự pha trộn độc đáo của các hương vị miền Bắc và miền Nam, với các đặc sản như bánh hoa hồng trắng hay bánh xéo. Một số quán ăn còn mở các lớp học nấu ăn cấp tốc để bạn có thể nắm vững cách chế biến các món ăn sau khi đã về nhà.
Sau một chuyến đi thuyền nhàn nhã, chúng tôi đã tham gia vào một lớp học như vậy. Tại đây, chúng tôi được học cách lựa chọn và kết hợp các nguyên liệu tươi và cũng như được cung cấp các kiến thức về văn hóa ẩm thực địa phương. Theo đó, những củ nghệ không chỉ dùng làm gia vị mà còn là thuốc chữa lành vết thương. Các đầu bếp đã hướng dẫn chúng tôi cách làm bánh tráng, chả giò, cơm niêu, bánh xèo và bánh gạo…
Tôi đã rất cố gắng để tiếp thu các kỹ năng, và hi vọng các món ăn này sẽ không trở thành “thảm họa” khi tôi “trổ tài” nầu chúng sau khi về Mỹ.
Không dành cho tất cả mọi người
Những chuyển đi đã cung cấp cho tôi một cái nhìn độc đáo về văn hóa Việt Nam. Tôi cho rằng, đây không phải là một điểm đến dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người ưa sự tiện nghi với mọi thứ dịch vụ đã sẵn sàng quanh mình.
Có lẽ, Việt Nam đặc biệt phù hợp với những người dũng cảm, ưa khám phá. Đây là một mảnh đất nguyên sơ, chứa đựng đầy bất ngờ với rất nhiều cuộc phiêu lưu đang chờ đợi.
Tuy vậy, tôi nhận thấy những khu nghỉ mát mang sắc màu rực rỡ đang xuất hiện ngày càng nhiều, kinh doanh du lịch cũng đang bùng nổ. Ngành du lịch đang vận động theo hướng chuyên nghiệp hóa để thỏa mản như cầu của các du khách phương Tây.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ. Trong những thập kỷ tới, đất nước này có thể sẽ trở thành một thiên đường du lịch, nơi thỏa mãn nhu cầu của mọi du khách. Hi vọng rằng điều đó sẽ không làm mất đi những bản sắc “chỉ có ở Việt Nam” mà tôi vừa được trải nghiệm.
Nguồn : baodatviet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét