Đường hầm bí mật cung Nam Phương
Hàng chục năm qua, người dânTp du lich Da Lat
và cả du khách rất quan tâm đến hệ thống đường hầm bí mật lên Dinh I
tại thành phố du lịch này. Tuy nhiên, đường hầm do ai đào, đào vào thời
điểm nào thì vẫn còn nhiều bí ẩn.Ông Ơn cho biết, cha ông là cụ Đào Thức (SN 1900), quê ở Đà Nẵng. Năm 1928, cụ Thức được người Pháp chiêu mộ vào TP du lich Da Lat làm phu. Một thời gian dài cụ Thức làm bảo vệ tại nhiều biệt thự của các quan Pháp, sau này cụ học nấu ăn, làm bánh để phục vụ và bán cho người Pháp sống tại Đà Lạt. Cụ Thức có 14 người con, trong đó có 4 người con trai tham gia Việt minh; gia đình cụ có 2 liệt sĩ chống Pháp.
Ông Ơn (SN 1936) là con thứ 11 của cụ Thức. Ông kể, trong thế chiến thứ 2, Nhật Bản bắt được rất nhiều tù binh của quân đồng minh và đưa lên Đà Lạt giam giữ.
“Khoảng cuối năm 1944, khi tôi 8 tuổi, đứng từ nhà nhìn lên đồi cao gần khu vực cung Nam Phương, thấy nhiều người da trắng, da đen khiêng đất đổ ra cả triền đồi trắng xóa. Qua tìm hiểu, tôi biết đó là những tù binh bị lính Nhật bắt đào hầm xuyên núi. Lúc đó lính Nhật cứ kè kè bên mình khẩu súng giám sát tù binh đào hầm và vận chuyển đất. Việc đào hầm diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng 6-7 tháng là chấm dứt. Họ đào hầm để tránh bom đạn của quân đồng minh, lính Nhật lái cả xe hơi chui vào cất trong hầm cho an toàn”, ông Ơn kể.
Thời điểm này ông Ơn cũng chứng kiến người Nhật cho đào hệ thống đường hầm dọc đường Trần Hưng Đạo chạy lên Dinh II, bên triền đồi đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn (ngày nay) có 3 cửa hầm xuyên ra để đổ đất đá xuống thung lũng. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, người Pháp tiếp tục chiếm đóng Đà Lạt. Thời gian này, nhiều lần ông Ơn và bạn bè cùng trang lứa đã thắp đuốc đi xuyên đường hầm từ đường Yên Thế qua tận Dinh I dài hơn 1 km, có những đoạn chui ngang dưới các biệt thự.
“Đường hầm khá rộng, được cừ bằng đá và gỗ kiên cố, xe hơi 4 bánh có thể chạy thông qua. Trong đường hầm có nhiều đường xương cá thông ra bên ngoài”, ông Ơn miêu tả và cho rằng đó là những cái ngõ để đổ đất đá, đồng thời để lấy không khí. Khi người Nhật bại trận, người dân quanh vùng đã chui vào đường hầm lấy gỗ về làm nhà ở. Đến nay, nhiều cửa hầm đã bị sạt lở và bít kín.
Cụ Khoái cho biết, có ít nhất 2 miệng hầm đã bị người dân xây nhà bít kín, hiện tại lô đất số 5B Yên Thế vẫn còn một miệng hầm nguyên vẹn được xây bằng đá kiến cố.
Với 76 năm gắn bó với TP du lich Da Lat , ông Đào Văn Ơn cho rằng, hệ thống đường hầm bí mật tại Đà Lạt do người Nhật khởi xướng có thể gọi là “Di tích chiến tranh”. Nếu được quan tâm đầu tư khôi phục lại hệ thống đường hầm này để phục vụ du lịch thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Đà Lạt.
Nguồn : thanhnien.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét