Ngành du lịch khó hút khách quốc tế
Căn
bệnh trầm kha của ngành du lịch tới nay vẫn chưa giải quyết triệt để
như: chèo kéo, nhà vệ sinh bẩn, nạn chặt chém, cách tổ chức không hay…
khiến du khách cảm thấy bị phiền toái, không muốn quay lại Việt Nam.
Năm
2013, ngành du lịch hướng tới con số 7,2 triệu lượt khách quốc tế, cao
hơn mức 6,8 triệu lượt được thống kê trong năm 2012. Tuy nhiên, nhiều
hãng lữ hành lớn đều cho rằng rất khó đạt được con số đó. Bởi theo họ,
ngay trong giai đoạn cao điểm du lịch hằng năm (từ tháng 9 đến tháng 4
năm sau), lượng khách quốc tế đăng ký đã giảm đáng kể, có nơi giảm đến
30%. Trong đó khách tiềm năng từ châu Âu, Mỹ thì ít mà khách ba lô lại
nhiều.
“Không
hiểu cách thống kê như thế nào chứ trong 6,8 triệu lượt khách đó, tôi
cho rằng có đến hơn 1 triệu lượt là khách “tào lao. Chỉ riêng Tây ba lô
cũng áng chừng 500.000-600.000 lượt khách một năm. Đối tượng khách này
ít tiêu xài, khó quản lý, chưa kể hay gây nhũng nhiễu. Các nước khác đều
không khuyến khích đối tượng khách du lịch này còn chúng ta thì quá dễ
dãi", ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Du lịch Dã ngoại Lửa Việt, nói. Theo ông, doanh nghiệp than mãi cũng chán nên thôi cứ phải sống chung với lũ và tự tìm cách.
Ông
Lê Phong Trần, Phó Giám đốc phòng thị trường quốc tế Công ty cổ phần
Fiditour cũng nhận định khách từ châu Âu và Mỹ là sụt giảm mạnh nhất.
Theo ông, kinh tế khó khăn, giá vé máy bay chuyến châu Âu - Việt Nam quá
cao. Khách từ các thị trường này vẫn đi du lịch, chỉ khác là chuyển
sang các điểm lân cận cho rẻ hơn.
Còn
tại các khách sạn, năm 2012 lượt khách quốc tế đến lưu trú cũng giảm
đáng kể. Ông Đặng Huy Hải, Phó tổng giám đốc khách sạn New World Saigon,
cho biết lượt khách đến các khách sạn năm sao hầu hết đều giảm 3%-6% so
với năm trước. "Kết quả thống kê cho ra số lượt khách quốc tế tăng có
thể lý giải là do có nhiều đoàn khách quốc tế đến nhưng họ không hề lưu
trú lại”, ông phân tích.
Tình
hình trên cùng với việc không có chính sách hút khách quốc tế đồng bộ
từ nhiều năm nay, các công ty du lịch chọn phương án tự giảm giá, rồi tự
đi tìm thị trường mới...
Theo
một số hãng lữ hành, Tổng cục du lịch đang xúc tiến du lịch tại các thị
trường đã cũ, thậm chí bão hòa như Đức, Nhật, Nga…, rất khó tìm ra đối
tác mới. Do đó, một số doanh nghiệp tự tìm đường khai thác các thị
trường mới như Ấn Độ, Sri Lanka…
Bàn
về điều này, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một trong những người đi đầu về quảng
bá ẩm thực du lịch Việt đến du khách quốc tế nhận định, để hấp dẫn du
khách mà chỉ có các công ty du lịch tự thực hiện thì không thể làm nổi.
Theo
ông, không phải ở đâu cũng có vịnh Hạ Long, cố đô Hoa Lư… như Việt Nam.
Vậy tại sao khách quốc tế vẫn không thích quay lại? Người làm du lịch
đều hiểu căn nguyên tại sao. Vì cảnh chèo kéo, nhà vệ sinh bẩn, nạn chặt
chém, cách tổ chức không hay… khiến thấy bị phiền toái. Để kéo khách về
lại chỉ còn cách làm họ hài lòng nhưng phải coi đây là việc của cả quốc
gia. Tôi cảm giác như ai cũng thấy “căn bệnh” nhưng cách khắc phục lại
quá chậm.
Đồng
tình với quan điểm này, ông Lê Phong Trần nói thêm, thảm họa thiên
nhiên và bất ổn chính trị tại Thái Lan những năm gần đây đã buộc du
khách phải hoãn lại các chuyến đi đến nước này. Tuy nhiên, với chính
sách quảng bá, giảm giá tour đồng bộ và kịp thời của Tổng cục Du lịch
Thái Lan đã mang đến một năm 2012 bội thu cho ngành du lịch nước này. Số
lượt khách nước ngoài tăng trưởng mạnh mà chi tiêu cũng nhiều.
Ông
Nguyễn Văn Mỹ, Công ty du lịch dã ngoại Lửa Việt cho rằng muốn thu hút
khách quốc tế phải có một “quả đấm” bằng các chương trình, sự kiện thật
hấp dẫn, nếu không sẽ chẳng còn ai để ý đến du lịch Việt Nam, dần dà có
thể bị quên lãng.
Một
số hãng lữ hành khác đều đồng tình cho rằng “quả đấm” này có thể là một
chương trình kích cầu tổng thể của quốc gia. Chẳng hạn, theo ông Đặng
Huy Hải, Nhà nước sẽ giảm thuế, hàng không giảm giá vé, công ty du lịch
và dịch vụ lưu trú, ẩm thực… đều được huy động cùng giảm giá. Có như vậy
chương trình mới mang đến hiệu quả lớn. “Bên cạnh đó, Tổng cục du lịch
cần xúc tiến thêm các thị trường mới và có những sự kiện lớn để thu hút
khách quốc tế”, ông nói thêm.
Ông
Nguyễn Minh Quyền, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ lữ hành Bến Thành
Tourist cho rằng, rõ rằng ngành du lịch đang thiếu hẳn một chính sách
kết nối các ngành cùng vào cuộc giảm giá mạnh. Vì sao Thái Lan thành
công? Vì tất cả các ngành, từ công ty lữ hành đến các dịch vụ đều đồng
loạt thực hiện. Chính sách giảm giá cho ngành du lịch với mức giảm có
khi lên đến 40% giá tour đã giúp Thái Lan đảo ngược tình thế khi gặp
khủng hoảng kinh tế.
Ông
Quyền còn dẫn chứng trong khi các nước láng giềng làm rất tốt khâu
khuyến khích du khách tiêu xài tại nước mình thì Việt Nam lại bỏ qua lợi
thế này. Nạn chèo kéo, chặt chém vô tội vạ khiến cho du khách không an
tâm với sản phẩm được bán, cộng thêm tình hình an ninh xã hội với nạn
cướp giật gia tăng làm họ không còn mặn mà với nhiều điểm du lịch nữa.
Ông
Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết cơ
quan này đang soạn dự thảo chương trình kích cầu du lịch để trình Bộ
VH-TT&DL. Dự kiến trong năm nay, Tổng cục sẽ kêu gọi các ngành cùng
tham gia giống như chương trình kích cầu du lịch “Ấn tượng Việt Nam” năm
2009.
Thế nhưng điều được quan tâm nhất là nội dung cụ thể chương trình như thế nào thì cơ quan này chưa tiết lộ.
Theo Công ty
Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, lượt khách quốc tế đến bằng đường tàu
biển có xu hướng tăng mạnh. Năm 2012, Saigontourist đón 96 chuyến tàu
quốc tế với hơn 170.000 lượt khách và thuyền viên, tăng 40% so với năm
2011. Nhiều hãng du lịch tàu biển đánh giá Việt Nam đang trở thành một
trong những điểm đến thu hút khách du lịch tàu biển.
Ông
Nguyễn Minh Quyền, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Lữ hành Bến Thành
Tourist nhận định, phân khúc khách quốc tế đến bằng tàu biển chủ yếu là
khách hạng sang, thu nhập cao và không bị ảnh hưởng nhiều bởi kinh tế
khó khăn. Đây là mảng kinh doanh du lịch tiềm năng hiện nay.
Theo Pháp luật TP HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét